Cơ quan sinh sản
"Cô bé" và tử cung phụ nữ là những bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm nhiệm chức năng sinh sản và sức khỏe của cả cơ thể. Nếu chẳng may khu vực này bị bẩn thì có thể gây ra các bệnh phụ khoa, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm cổ tử cung… Ngược lại, nếu giữ gìn sạch sẽ thì tỷ lệ bị bệnh phụ khoa giảm đi, chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Để giúp cho các bộ phận này luôn sạch sẽ, theo các chuyên gia, bạn cần thay đồ lót và băng vệ sinh thường xuyên, khi đi vệ sinh nhớ dùng giấy lau khô theo chiều từ trước ra sau. Đồng thời, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin lại có tác dụng khử độc, tăng cường collagen như đậu đỏ, bơ…
Lưỡi
Trên thực tế, trong khoang miệng lưỡi mới là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất chứ không phải răng. Lý do là vì bề mặt lưỡi không trơn tru, thường có khe nhỏ với độ cao thấp lên xuống. Vì thế, vi khuẩn dễ dàng ẩn nấp tại đây. Do đó, kể cả khi bạn súc miệng hay uống nhiều nước thì vi khuẩn cũng vẫn sẽ còn. Nếu bạn quên vệ sinh lưỡi thì rất dễ bị hôi miệng, bệnh nha chu, mất vị giác, nhiễm nấm men…
Dể làm sạch lưỡi, bạn hãy dùng bàn chải đánh răng chà lưỡi từ bên này sang bên kia rồi dùng nước súc miệng lại. Thực hiện việc này ít nhất mỗi ngày 1 lần.
Đường ruột "sạch"
Như câu nói nổi tiếng mà các danh y xưa đã từng đúc kết "Nếu muốn trường thọ, phải làm cho đường ruột trường thọ trước". Điều đó có nghĩa là khi đường ruột sạch sẽ thì mới có nền tảng để có tuổi thọ cao.
Nếu chúng ta ăn uống không cẩn thận, quá nhiều thức ăn dư thừa tích tụ trong đường ruột sẽ rất dễ làm đường ruột bị nhiễm bẩn.
Ngoài ra, với sự gia tăng tuổi tác, chức năng tiêu hóa suy giảm và số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột giảm, điều này cũng có thể dẫn đến sự sạch sẽ của ruột giảm đi theo thời gian. Các chuyên gia chỉ ra rằng 90% bệnh của con người có liên quan đến ruột bị nhiễm bẩn.
Mạch máu
Giới y học vẫn có câu ‘con người và động mạch có cùng tuổi thọ’. Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của mạch máu trong cơ thể. Mạch máu cũng chính là cơ quan chịu trách nhiệm mang chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi cơ thể. Một khi mạch máu không sạch thì quá trình lão hóa sẽ bị đẩy nhanh khiến hệ thống và các cơ quan khác trong cơ thể yếu đi.
Đặc biệt, nếu ‘rác’ trong mạch máu nhiều còn có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, chặn cách mạch máu. Khi đó, bạn sẽ dễ mắc bệnh tim mạch, mạch máu não, thậm chí có thể bị đột quỵ và dẫn tới ‘đi’ đột ngột. Do đó, nếu muốn tăng tuổi thọ thì chị em nhớ phải làm sạch mạch máu.
Để cơ quan này sạch sẽ thì hãy ăn nhiều hơn 5 loại rau mỗi ngày, nhớ vận động thường xuyên. Vì đây chính là cách ‘tắm rửa’ mạch máu.
Phổi "sạch"
Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng bậc nhất của cơ thể.
Phổi là bộ lọc tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng và ô nhiễm không khí. Hệ hô hấp có thể bị suy yếu vì các chất có hại trong không khí mà chúng ta hít thở mỗi ngày.
Nếu có các biểu hiện như ho khan, đau ngực, khó thở... có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi nghiêm trọng như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, tắc mạch phổi và nhiều bệnh khác.
Chúng ta cần có ý thức giữ phổi sạch, có như vậy sức khỏe tổng thể càng tốt, giúp tăng cường tuổi thọ.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
3 thực phẩm tàn phá gan nghiêm trọng hơn bia rượu mà chúng ta vẫn vô tư ăn mỗi ngày
-
3 loại nước ép giúp bụng phẳng lì thần tốc, đẹp da mượt tóc ai cũng mê
-
5 món canh cực tốt giúp giải độc, loại bỏ hết cặn bã trong máu, cơ thể ngày càng khỏe mạnh
-
4 loại đồ uống càng uống càng gầy, ai muốn giảm cân nhanh chóng nên dùng thường xuyên
-
Loại cá giúp người Nhật sống thọ số 1 thế giới, Việt Nam có rất nhiều mà không ai hay