Phụ nữ Nhật cả đời không lo mắc bệnh phụ khoa: Nhờ 4 tiêu chí đơn giản này nỗi sợ hãi sẽ biến mất

( PHUNUTODAY ) - Nhật Bản được WHO công nhận là nơi có tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa thấp nhất thế giới. Phụ nữ Nhật luôn giữ cho mình những bí quyết riêng. Đó là gì?

Bệnh phụ khoa là vấn đề khiến chị em lo lắng mà lại rất khó chia sẻ, thế nhưng Nhật Bản còn được WHO công nhận là nơi có tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa thấp nhất thế giới. Phụ nữ Nhật luôn giữ cho mình những bí quyết riêng.

Nhật Bản chịu ảnh hưởng khá nhiều từ phương Tây, là một xã hội khá cởi mở về giới tính nhưng họ lại ít mắc bệnh phụ khoa. Nguyên nhân dẫn tới điều này nằm ở lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và các biện pháp đặc biệt để chăm sóc "vùng kín" mà không cần thuốc men, cụ thể như sau:

1. Luôn cởi mở về suy nghĩ, không ngại đi khám

Tư tưởng chịu ảnh hưởng từ các nước phương Tây nên họ suy nghĩ rất thoáng trong những vấn đề giới tính. Phụ nữ Nhật thường đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng bất thường ở "vùng kín", từ đó phòng bệnh hiệu quả hơn mà không cần phải nhờ thuốc men.

Ngoài ra họ còn hăng hái đăng ký những khóa tư vấn và khám phụ khoa miễn phí, nhất là khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất thường. Trong khi phụ nữ các nước khác thì lại ngại vấn đề này, họ thấy xấu hổ nên cứ chần chừ mãi tới lúc phát bệnh nặng mới chịu đi khám.

2. Không ăn đường tinh luyện

Chế độ ăn và thói quen ăn uống giúp con người giảm bệnh tật trong đó có bệnh phụ khoa. Một chế độ ăn nhiều đường giống như liên tục cho quân địch ăn trong khi bỏ đói hệ thống phòng thủ của chính bạn. Điều đó gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi khuẩn, dẫn đến viêm âm đạo. Hãy loại bỏ các thực phẩm đã qua chế biến chứa nhiều đường, natri và các thành phần gây viêm. Thay vào đó, hãy sử dụng thường xuyên các thực phẩm tươi sạch, có độ ngọt tự nhiên.

3. Tránh để mệt mỏi và stress quá mức

Phụ nữ ngày nay thường bị guồng quay xã hội tạo nên những áp lực vô hình, từ những stress công việc cho đến chuyện gia đình, con cái, bạn bè… đều khiến họ luôn trong trạng thái mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, cơ thể sẽ chịu những tổn thương nặng nề và tạo nguy cơ cho bệnh tật phát triển.

Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh, cho nên chị em cần hạn chế để bản thân rơi vào stress quá mức, nhờ vậy mà nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh phụ khoa. Phụ nữ Nhật luôn có cho mình những sở thích lành mạnh, chẳng hạn như đi xe đạp, tắm suối nước nóng, đọc sách… để giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

4. Duy trì tâm trạng lạc quan, vui vẻ

Một tâm thái lạc quan, vui vẻ không những giúp bạn tạo thiện cảm với người khác mà còn là "phương thuốc" chữa bách bệnh. Theo đó, những cảm xúc tiêu cực như lo âu và phiền muộn có thể gây rối loạn nội tiết trong cơ thể. Đối với phụ nữ nói riêng, rối loạn nội tiết là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh phụ khoa chứ không riêng gì những vấn đề kinh nguyệt.

Tinh thần lạc quan đóng góp rất nhiều trong việc tạo ra hệ miễn dịch tốt, giúp cơ thể khỏe mạnh và nếu có vết thương sẽ mau lành hơn. Chính vì vậy, hãy dành ra một chút thời gian để giao lưu và tìm thêm những người bạn có cùng sở thích, điều này giúp bạn luôn vui vẻ và nâng cao sức khỏe tâm lý. Ngoài ra hãy học cách đối mặt với căng thẳng, ăn uống đầy đủ và đi ngủ đúng giờ để phục hồi cơ thể.

5. Chú trọng về quần chíp

Phụ nữ Nhật rất quan tâm đến việc thay quần nhỏ thường xuyên, một ngày có thể thay nhiều lần đặc biệt khi có cảm giác khó chịu bởi dịch tiết ra từ vùng dưới. Ngoài ra, nên mặc quần áo rộng để cơ thể thoải mái, tránh mặc đồ bó sát sẽ khiến mồ hôi không thoát được, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Phụ nữ Nhật thường chọn quần nhỏ có chất coton, có tính thấm hút, tạo cảm giác thông thoáng, hạn chế ẩm ướt, từ đó giảm tích tụ vi khuẩn hoặc nấm.

Thay và giặt đồ lót thường xuyên là việc nên làm hàng ngày, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt cần phải thay mới nhiều hơn. Sau khi giặt xong nên mang phơi nắng hoặc hong thật khô mới mặc lại. Thay đổi băng vệ sinh nhiều lần trong "ngày đèn đỏ", có thể là 3-4 lần/ngày để bảo đảm không viêm nhiễm. Vào thời điểm này, bạn cũng nên tránh quan hệ tình dục vì hệ miễn dịch đang suy yếu.

Tác giả: Vũ Thêm