Qua rằm tháng 7 đã được xem hết tháng cô hồn chưa? Sau ngày rằm mọi việc làm ăn diễn ra bình thường chưa?

( PHUNUTODAY ) - Tháng 7 dân gian gọi là tháng cô hồn nhưng nhiều người cho rằng cúng rằm xong thì mọi việc sẽ thuận lợi.

Tháng 7 âm lịch trong dân gian là một tháng đáng sợ với người làm ăn. Đây được cho là tháng "ngủ đông" với những kế hoạch lớn, với những việc khai trương buôn bán. Mọi người đều mong chờ nhanh hết tháng này để tiến hành việc lớn để không bị ngừng kế hoạch. Người ta cho rằng tháng 7 Diêm Vương mở cửa ngục nên nhiều cô hồn lang thang ở trần gian, vì thế âm khí nặng nề, u ám, cô hồn quấy phá gia chủ nên khó làm ăn, mọi việc khó thành, bán hàng ế ẩm, việc lớn dễ thất bại.

Khi nào hết tháng cô hồn?

Dân gian thường cho rằng tháng 7 là tháng cô hồn. Tuy nhiên khoảng thời gian có thể chỉ tính tới rằm tháng 7. Nhưng cũng có niềm tin cho rằng tháng cô hồn kéo dài cả tháng và theo lịch mặt trăng, thời gian có sự du lệch giữa các năm. 

Nhiều người cho rằng sau cúng rằm thì âm khí đã giảm đi nhiều

Nhưng về cơ bản người ta cho rằng 12 giờ ngày 15 tháng 7 âm lịch là lúc cửa ngục sẽ đóng lại. Do đó cô hồn phải kịp trở về trước khoảng thời gian này. Bởi thế ngày 14, 15 là ngày cô hồn di chuyển về ngục. 

Thế nên sau ngày 15/7 thì số cô hồn lang thang đã giảm đi nhiều so với trước đó. Cũng vì thế nên nhiều người thường đợi qua rằm tháng 7 để tiến hành lại một số công việc mà họ cố lùi hoãn tránh cô hồn. Cả tháng 7 thường bị kiêng kỵ, cho là đen đủi nhưng nhiều người tin rằng nửa sau tháng 7 thì mọi việc sẽ thuận lợi nửa đầu tháng. Dân gian cho rằng tháng 7 là tháng xui xẻo cho làm ăn nên tránh mở hàng, khai trương, động thổ, cưới hỏi... Tuy nhiên một số người thì cho rằng mở hàng làm ăn vẫn có thể thực hiện trong tháng này bởi đó là tháng mà nhiều người kiêng mở hàng thì họ mở sẽ có nhiều khách tới...

Việc kiêng kỵ tháng cô hồn có cần thiết?

Khi đã là niềm tin tâm linh thì việc kiêng kỵ tùy thuộc vào niềm tin của mỗi người. Dân gian thường hay nói có thờ có thiêng có kiêng có lành. Bởi thế việc kiêng kỵ này còn phụ thuộc tâm lý mỗi người. Khi trong người đã luôn ám thị về sự kiêng kỵ đó mà không tránh thì có thể sẽ càng dễ gặp điều xui rủi. Bởi vậy nếu kế hoạch có thể hoãn được thì nên hoãn để ổn định tâm lý.

Trong trường hợp sự việc phải thực hiện phải diễn ra thì nên thuận theo tự nhiên mà tiến hành, tránh nặng nề tâm lý vì có thể sẽ khiến sự việc xấu hơn.

Người xưa thường tránh cưới hỏi, khai trương, động thổ xây dựng, ký kết hợp đồng, hạn chế mua sắm trong dịp tháng 7 âm lịch.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên