Những loại giấy tờ cần phải có khi tham gia giao thông là gì?
Khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện cần mang theo các giấy tờ quan trọng như: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe).
Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định).
Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ).
“Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ”- điểm a khoản 2 Điều 12 của Thông tư 32/2023 quy định.
Khi được CSGT hỏi, người điều khiển phương tiện có nghĩa vụ xuất trình giấy tờ như yêu cầu, chấp hành đúng hiệu lệnh của CSGT.
Nếu không mang giấy tờ có bị phạt không?
Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Người điều khiển xe máy, xe ô tô khi tham gia giao thông đều buộc phải đủ độ tuổi và sức khỏe theo quy định. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe tương ứng với loại xe được cấp phép điều khiển từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, các loại giấy tờ xe máy bắt buộc có gồm: Giấy đăng ký xe còn gọi là cà vẹt; Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận kiểm định bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới; Bảo hiểm xe máy - trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới…
Khi tham gia giao thông, đặc biệt trong trường hợp đang điều khiển phương tiện, nếu bị yêu cầu xuất trình giấy tờ mà không mang bằng lái hoặc các giấy tờ cá nhân có liên quan kể trên, người lái xe sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 123/2021 mới nhất, được bổ sung và sửa đổi của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tùy theo mức độ sẽ có các mức xử phạt khác nhau.
Lỗi không mang giấy tờ xe phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt lỗi quên giấy tờ xe: Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ/CP (sửa đổi bởi điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), nếu không mang theo giấy đăng ký xe, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng.
Còn đối với ô tô, người điều khiển không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Trường hợp quên không mang giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô quên không mang giấy phép lái xe (theo Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà quên mang giấy phép lái xe (theo Điểm c Khoản 2 Điều 21 (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).Mức phạt lỗi quên mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc.Mức phạt lỗi quên mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc. Mức phạt lỗi quên mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc.
Mức phạt lỗi quên mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc: Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là một trong 4 loại giấy xe cần luôn mang theo khi tham gia giao thông. Theo đó, nếu không mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc khi lưu thông, người điều khiển sẽ bị phạt:
Đối với xe ô tô, phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng Theo điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)Đối với xe mô tô, xe gắn máy, bao gồm xe máy điện: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Từ 15/10: Đăng ký biển số xe định danh người dân được hưởng 3 quyền lợi đặc biệt này, chưa từng có
-
Nhà, đất không có sổ đỏ liệu có thế chấp vay vốn ngân hàng được không, muốn vay cần làm gì?
-
Người mua xe ô tô năm 2023 sẽ được hưởng 1 quyền lợi cực lớn, nên mua ngay kẻo phí
-
Quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới nhất 2023
-
Quên mang bằng lái, giấy tờ xe khi CSGT yêu cầu kiểm tra, có được nhờ người nhà mang đến không?