Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
Rau ngót (có nơi gọi là rau bồ ngót) là một trong những loại rau giàu dinh dưỡng và rất dễ mua. Bạn có thể tìm thấy loại rau này tại tất cả các chợ hay siêu thị. Rau ngót chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, vitamin C, chất xơ, protein thực vật, các hợp chất chống viêm...
Trong đó, vitamin C trong rau ngót được đánh giá cao, thậm chí còn vượt qua lượng vitamin C có trong nhiều loại rau khác. Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và làm đẹp da. Ngoài ra, rau ngót còn có vitamin A, tốt cho da và mắt. Chất xơ trong loại rau này giúp cải thiệt hoạt động tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón. Loại rau này còn chứa nhiều sắt và canxi giúp ngừa thiếu máu, tốt cho xương. 100 gram rau ngót cung cấp 2,7 gram protein thực phật tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, loại rau này còn chứa các chất có khả năng chống viêm như glucosinolate và flavonoid giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính.
Theo quan niệm dân gian rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Loại rau này đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh nhờ khả năng kích thích tiết sữa và làm sạch sản dịch.
Người không nên ăn rau ngót
Rau ngót cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng không phải ai cũng nên ăn. Có một số nhóm người tốt nhất nên hạn chế hoặc tránh ăn loại rau này để bảo vệ sức khỏe.
-
Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu
Rau ngót tốt cho phụ nữ sau sinh nhưng không phù hợp với người mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Loại rau này có chứa papaverin. Đây là một chất có thể gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Lượng papaverin trong rau ngót không quá cao nhưng phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu vẫn nên cẩn thận. Tuyệt đối không ăn rau ngót sống. Nếu ăn rau ngót, chỉ nên ăn với lượng vừa phải và nấu chín kỹ trước khi ăn.
- Người bị sỏi thận hoặc có nguy cơ sỏi thận
Lượng canxi oxalate trong rau ngót khá lớn, có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, những người đã từng bị sỏi thận hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh này tốt nhất nên hạn chế ăn rau ngót. Nếu ăn, hãy nấu chín kỹ, sử dụng ít muối và uống đủ nước để ngăn chặn nguy cơ tích tụ oxalate trong cơ thể.
- Người thiếu canxi hoặc loãng xương
Rau ngót chứa nhiều canxi nhưng cũng giàu axit oxalic - một chất có thể ngăn cản việc hấp thụ canxi và khoáng chất trong cơ thể. Do đó, người bị thiếu canxi, người bị loãng xương nên hạn chế ăn rau ngót, đặc biệt là không ăn rau ngót sống.
- Người bị mất ngủ hoặc khó ngủ
Rau ngót có chứa glucosinolate có tác dụng kích thích thần kinh, khiến cơ thể khó thư giãn. Vì vậy, ăn rau ngót vào buổi tô có thể gây mất ngủ nếu ăn vào buổi tối, đặc biệt với những người có cơ địa nhạy cảm.
- Người đang dùng một số loại thuốc
Rau ngót có thể tương tác với một số loại thuốc, nhất là các thuốc liên quan đến hệ thần kinh hoặc thuốc trị tiểu đường. Loại rau này có chứa chất papaverin và các hợp chất khác có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng rau ngót
Rau ngót tốt cho sức khỏe nhưng không được lạm dụng. Đối với loại rau này, bạn cần tránh sử dụng rau sống. Tốt nhất là nên nấu chín trước khi ăn. Nhiệt độ cao sẽ giúp giảm lượng papaverin và axit oxalic gây bất lợi cho cơ thể. Một tuần chỉ nên ăn rau ngót từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 50-100 gram.
Trên đây là một số thông tin về 5 nhóm người không nên ăn rau ngót. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng rau ngót đúng cách để cơ thể nhận được những lợi ích tuyệt vời, tránh các tác dụng phụ không đáng có.
Tác giả: Nguyệt Tú
-
Uống nước lá ổi, cơ thể nhận được 6 lợi ích tuyệt vời này
-
Loại rau đắt hơn thịt, bổ ngang tổ yến ở Việt Nam: Cả chợ có, nhưng ít người biết và ăn
-
5 loại nước ép uống buổi sáng cực kỳ tốt cho sức khỏe: Đặc biệt loại thứ 2 bổ ngang nhân sâm, tổ yến
-
Loại nông sản xuất khẩu sang Mỹ thu hơn 10.000 tỷ/năm: Vị thuốc quý bị người Việt lãng quên
-
6 loại trà tốt nhất giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường