Sai lầm ch.ết người khi rửa bát "đưa cả nhà ra nghĩa địa" sớm

( PHUNUTODAY ) - Sai lầm ch.ết người khi rửa bát "đưa cả nhà ra nghĩa địa" sớm - cần bỏ ngay lập tức.

 

Theo các nhà khoa học cơ chế chung của nước tẩy rửa là dùng một số hóa chất có tác dụng tách cáu bẩn ra khỏi đồ dùng, từ đó làm sạch dầu mỡ bám trên bề mặt chén đĩa, tẩy sạch vết bẩn trên vải vóc... Riêng nước rửa chén là thứ dễ gây độc hại cho con người nếu không biết cách sử dụng. Sau khi rửa không tráng lại thật sạch thì khả năng các hợp chất hóa học độc hại còn bám trên chén đĩa sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe. Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, có 5 sai lầm phổ biến của người dân khi sử dụng nước rửa chén, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể như sau:

Dùng quá nhiều nước rửa bát

Với những những loại bát đĩa bẩn hoặc dính quá nhiều dầu mỡ, các chị em thường lấy lượng nước rửa bát thật nhiều để rửa cho sạch. Đúng là bát đĩa sẽ sạch vết bẩn hơn nhưng lượng hoá chất sót lại thì vẫn còn và rất khó để loại bỏ hết. Vì thế nếu dùng nhiều nước rửa bát, bạn cần chú ý tráng bát thật kĩ lượng với nước sạch hoặc tốt hơn hết là nước nóng để có thể loại bỏ được hết lượng hóa chất bám trên bát đĩa nhé. Đây được coi là sai lầm khi rửa bát khá phổ biến ở nhiều gia đình nên các chị em cần chú ý nhé. Dùng nước rửa bát để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ

Với những chiếc bát hoặc đĩa bị sứt mẻ, bạn không nên đưa hóa chất vào để tẩy rửa bởi trên bề mặt không được bằng phẳng, dung dịch hóa chất rất dễ bám lại trên đó và khiến chúng ta khó lòng mà rửa sạch triệt để. Cách tốt nhất với những bề mặt như thế này, hãy sử dụng nước nóng để tẩy rửa nhé các chị em. Vừa đảm bảo sạch dầu mỡ lại vừa không lo dính hóa chất, rất tiện lợi phải không nào?

Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa

Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.

Vì thế lời khuyên cho mọi người khi dùng nước rửa chén, hãy dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.

Dùng xà phòng/bột giặt để rửa chén

Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư. Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể...

 

Sử dụng chanh giấm giúp rửa bát an toàn và sạch hơn

- Những khe, kẽ trên thớt rất khó để làm sạch và đây sẽ là nơi trú ẩn hoàn hảo của vi khuẩn. Chà xát chanh lên bề mặt thớt trong khoảng 5-10 phút. Axit của chanh sẽ thấm vào trong thớ gỗ, làm bong vết bẩn, diệt vi khuẩn.

- Xoong nồi bằng inox, đồng, thiếc sẽ được đánh bóng và trở nên sáng loáng chỉ cần nửa quả chanh. Chanh có tính axit cao, dễ dàng làm mờ hay làm bong các lớp đen dưới nồi. Thêm vào đó, trước khi chà các loại xoong, nồi, nhúng miếng chanh vào muối. Chúng sẽ loại bỏ những chất bẩn không nhìn thấy rõ ở đáy nồi và làm sáng bề mặt.

- Chị em có thể tự chế nước rửa bát bằng nửa lát chanh và một chút baking soda. Dung dịch nước rửa bát tự chế sẽ đánh tan mỡ, sáng bóng và không hại da tay.

Tác giả: Ngọc Lê