Theo quan niệm dân gian của người Á Đông, bát nhang là cầu nối thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên. Đồng thời cũng nói lên ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, tổ tiên. Vì vậy, khi lau dọn bát hương nên nhớ nguyên tắc sau:
Rút chân nhang vào lúc nào chuẩn nhất?
Theo quan niệm trong dân gian, việc dọn bát hương thường tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp hàng năm.
Việc này thường được thực hiện vào dịp trước Tết Nguyên đán, các gia đình người Việt thường làm lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang. Mỗi vùng miền lại có nhiều tập tục để bao sái bàn thờ cuối năm, tùy điều kiện, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên vào một ngày khác, miễn là trước 30 Tết.
Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương xin phép. Tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng.
Trước khi thực hiện công việc này, theo quan niệm dân gian, con cháu thường thắp hương, đọc văn khấn để xin phép các cụ, tổ tiên.
Những điểm cần chú ý khi rút tỉa chân nhang
Đối với việc thay tro bát hương, gia chủ chỉ nên thay tro khi tàn hương đã phủ quá đầy bát hương. Cùng với đó, trước khi thay tro bát hương cần thắp hương báo cáo ông bà tổ tiên.
Việc thay tro phải do người đứng đầu trong nhà làm hoặc người chỉn chu, có tâm trong việc thờ cúng.
Khi thay tro bát hương thì lấy một mảnh vải hoặc giấy sạch, trải trên bàn rồi nhấc dứt khoát 1 lần bát hương ra, sau đó đổ hết chân hương và tro ra mảnh vải, giấy.
Tro mới được bỏ vào bát hương cần ấn chặt để khi cắm hương, quê hương không bị nghiêng ngả. Tro mới nên để khoảng nửa bát hương, bởi nếu cho quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chắn.
Tuyệt đối không được làm 3 điều khi rút tỉa chân nhang
Làm cho bát hương xê dịch: Nếu như trong quá trình rút tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ bạn làm cho bát hương xê dịch thì đây là điềm cực xui xẻo.
Trong trường hợp này gia chủ cần bình tĩnh, dọn dẹp sạch sẽ và để bát hương đúng lại vị trí cũ để đảm bảo an toàn cho nơi thờ cúng linh thiêng không bị xáo trộn.
Đồ cúng bị mốc: Việc đồ cúng bị mốc, hỏng trong thời gian ngắn dù thời tiết ổn định, không quá nóng hay ẩm ướt là điều gia đình nên lưu ý. Theo quan niệm của người xưa, việc này có thể là biểu hiện cho sự không thành tâm của gia đình khi dâng đồ cúng lên thần linh, gia tiên.
Việc thờ cúng không đòi hỏi các lễ vật quá đắt tiền, quan trọng là thành ý và sự tôn kính.
Thắp hương vô tình làm bát hương bốc cháy: Trên bàn thờ, chúng ta thường sắp lư, bát hương ở gần bài vị tổ tiên. Nếu trong lúc bạn thắp hương làm cho bát hương tự dưng bốc cháy là điều tối kỵ.
Theo quan niệm phong thủy rất coi trọng hiện tượng này, do đó, gia chủ không nên chủ quan. Bên cạnh đó, trong lúc thắp hương nên có người ở nhà tránh nguy cơ hỏa hoạn.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Tác giả: Min Min
-
6 sai lầm tránh phạm phải vào ngày ông Công ông Táo để cả năm may mắn
-
Phụ nữ có nốt ruồi ở 5 vị trí này, Thần Tài theo gót: Có 1/5 là đủ phú quý, hậu vận an nhàn
-
Tủ lạnh là vật tụ tài trong nhà: Đặt 4 thứ này trên nóc tủ sẽ cản tài lộc, khiến gia đình khánh kiệt
-
Người giàu có thường sở hữu 5 tướng bàn chân "vượng khí" cả đời đi trên nhung lụa, chẳng cần lo lắng về tiền
-
Trong nhà xuất hiện 3 dấu hiệu nên cẩn thận kẻo vợ chồng ly tán, tài sản tiêu tan