Ngày 8/7/2024, Cơ quan Thực phẩm nhà nước Singapore (SFA) đã phê duyệt 16 loài côn trùng được bán và dùng làm thức ăn, với điều kiện côn trùng này được nuôi tiêu chuẩn chứ không phải thu bắt ngoài tự nhiên. Trong số 16 loài này có châu chấu, sâu bột và một số loài bọ cánh cứng.
Đài CNN đã dẫn thông báo của Cơ quan Thực phẩm nhà nước Singapore rằng: "Với hiệu lực ngay lập tức, SFA sẽ cho phép nhập khẩu côn trùng và các sản phẩm từ côn trùng thuộc các loài được đánh giá là không có nhiều lo ngại pháp lý".
Các loại côn trùng này có thể dùng cho con người làm thức ăn hoặc dùng cho động vật để chăn nuôi phát triển chăn nuôi lấy thịt. Tuy nhiên một điều cần lưu ý những côn trùng được phê duyệt phải là côn trùng được nuôi chứ không phải thu hoạch từ thiên nhiên. Để mang côn trùng ra thị trường thì cơ quan kinh doanh cần có tài liệu chứng minh rằng nguồn côn trùng được nuôi trong các cơ sở do các cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Tại sao dùng côn trùng làm thức ăn?
Việc ăn côn trùng với nhiều nơi còn xa lạ, thậm chí thành nỗi sợ của nhiều người. Với một số địa phương, một số côn trùng trở thành thực phẩm ngon từ lâu. Ví như ở nhiều vùng của Việt Nam thì châu chấu là một thực phẩm ngon thậm chí đang được bán giá 200.000-300.000 đồng một kilogam, giá này tương đối cao so với thịt lợn. Nhưng nhiều người lại cảm thấy việc ăn châu chấu là điều gì đó còn ghê sợ. Trên thế giới thì bánh taco châu chấu là một món ngon phổ biến tại một số vùng ở Mexico. Kiến, dế và nhện cũng là nguồn thực phẩm ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan hay Campuchia.
Trên thế giới và cả Singapore thì việc ăn côn trùng còn mới lạ. Có khoảng 2.100 loài côn trùng trên thế giới có thể ăn được.
Nhiều loại thịt côn trùng giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, đóng vai trò là nguồn cung protein cao và bền vững, trái ngược với các loại vật nuôi lấy thịt thải ra nhiều khí methane khác.
Theo báo cáo năm 2022 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, côn trùng là nguồn protein tốt nhưng đang bị bỏ qua, và tiêu thụ côn trùng cũng là một cách đối phó với biến đổi khí hậu.
Tiêu thụ protein động vật từ chăn nuôi như nuôi lợn, nuôi bò... đã khiến cho gia tăng nguồn phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu. Nhiều chuyên gia cho rằng việc ăn côn trùng có thể bù đắp cho biến đổi khí hậu theo nhiều cách.
Tác giả: An Nhiên
-
Thêm 3 quyền lợi mới cho người đóng BHYT đủ 5 năm liên tục, mức cao chưa từng có
-
Từ tháng 7/2024: Ai tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được nhận 3-5 triệu/tháng có phải sự thật?
-
Cảnh báo 6 chiêu lừa đảo mới nhất qua mạng: Giả danh công an, Shark Tank
-
Chi tiết công thức tính lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở mới áp dụng từ tháng 7/2024
-
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, học sinh, sinh viên thay đổi như nào kể từ ngày 1/7/2024