Trẻ nhỏ
Sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Lượng axit phytates cao trong đậu nành có thể làm giảm sự đồng hóa canxi, sắt, kẽm, magie... dẫn tới các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ.
Chất ức chế trypsin cản trở quá trình tiêu hóa protein và gây rối loạn tuyến tụy.
Do đó, phụ huynh nên hạn chế sử dụng sản phẩm này.
Người bị sỏi thận
Sữa đậu nành chứa chất oxalat. Khi kết hợp với canxi trong thận sẽ tạo ra sỏi. Do đó, người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận không nên uống loại nước này.
Người bị bệnh gout
Bệnh gout sinh ra do sự rối loạn chuyển hóa purin. Mà đậu nành lại rất giàu purin. Chất này cũng ưa nước, sau khi nghiền đậu nành thành bột và nấu thành sữa, thành phần purin cao hơn nhiều so với các sản phẩm khác làm từ đậu nành.
Do đó, người có triệu chứng bệnh gout không nên dùng sữa đậu nành.
Người có đường ruột, dạ dày kém
Sữa đậu nành tính lạnh. Do đó, người bị chứng khó tiêu, ợ hay hay chức năng dạ dày kém nên hạn chế uống sữa đậu nành.
Loại đồ uống này vào dạ dày, dưới tác động của enzyme sẽ sinh ra khí, làm bụng bị đầy hơi, tiêu chảy.
Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp và mãn tính cũng không nên dùng loại sản phẩm này, tránh kích tích tiết axit dạ dày quá mức làm bệnh nặng thêm.
Người bị suy giảm chức năng tuyến giáp
Đậu nành chứa chất goitrogens gây ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp, cản trở quá trình trao đổi i-ốt và làm rối loạn chức năng tuyến giáp.
Người bị ung thư vú
Đậu nành chứa isoflavone denistein và daidzein - một hợp chất thực vật giống estrogen ở người. Các chất này gây ức chế hoạt động của estrogen và tạo tác dụng phụ không mong muốn đến các mô khác nhau trong cơ thể con người.
Ngoài ra, chất phytoestrogens trong đậu nành có thể phá vỡ chức năng nội tiết, thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú. Uống nhiều sữa đậu nành chòn có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Tác giả: Thanh Huyền