Tại sao nhiều quả mít ở chợ bị vạt đầu bôi chất màu trắng? Thương lái tiết lộ sự thật bất ngờ

( PHUNUTODAY ) - Khi ra chợ quan sát hàng chuyên bán mít nhiều người tinh ý sẽ thấy nhiều quả mít bị vạt một phần rồi bôi một lớp chất gì màu trắng bên trên.

Mít là một loại trái cây phổ biến và từ khi có nhiều giống mít nhập ngoại thì mít có thời gian bán rất dài, chứ không chỉ tập trung vào giữa năm. Khi chuyển mít đi xa, người ta thường không thu hoạch mít đã chín mà thu hoạch mít già để dễ vận chuyển, không bị chín sớm, thối hỏng trên đường.

Đặc trưng mít có vỏ dày nhiều gai và khó nhận biết phẩm chất bên trong. Thế nên người xưa thường dùng kinh nghiệm "thăm". Thăm tức là dùng dao khoét, cắt một phần ở vị trí quả để biết xem quả có ngon như mong đợi không. Mít cũng thường được thường thực hiện theo cách đó.

Khoét và bôi chất trắng trên đầu quả mít làm gì?

Khi quan sát nhiều người tiêu dùng lo sợ khi thấy mít bị khoét trên đầu và phủ một chất trắng lên. Nhiều người sợ đó là hóa chất độc hại giúp kích chín hoặc bảo quản mít. 

Nhưng thực chất, nhiều thương lái tiết lộ rằng vì khi mua mít thường khó nhận biết chất lượng nên người ta dùng biện pháp thăm mít, tức là vạt một phần trên quả mít để xem mít nhiều xơ hay ít xơ, múi to hay nhỏ. Và cách vạt trên đầu quả mít vừa giúp nhận biết vừa không ăn sâu vào trong thân quả mít.

Mít phạt đầu bôi chất trắng

Sau khi bị cắt như thế mít sẽ dễ bị vi khuẩn côn trùng xâm nhập làm hỏng hoặc làm chín nẫu nhanh hơn. Thế nên cần một thứ gì đó sát trùng bảo vệ quả mít. Và kinh nghiệm xưa kia là người dân thường dùng vôi bôi lên đầu quả.

Giống như bảo quản bưởi nên người ta bôi vôi vào núm quả, tức nơi có những lỗ thông có thể tạo cho côn trùng chui vào.

Bởi vậy khi thăm mít xong thì người ta bôi vôi lên để bảo vệ quả mít. Đặc biệt giống mít hiện nay chủ yếu là mít Thái, Loại mít này ít chín cây tự nhiên như giống mít ta và còn hay bị đen xơ, thối bên trong. Đó chính là lý do ngày nay chúng ta thấy vựa mít lớn tại các chợ thường có hiện tượng nhiều quả mít bị phạt đầu bôi vôi như thế. Còn ngày trước chủ yếu mít trong vườn nhà, được quả nào thì bán quả đó. Hơn nữa đặc trưng canh tác thời xưa cũng khác bây giờ. Thời xưa rất ít sâu giòi nảy sinh tự nhiên trong quả, trừ khi chín quá nhưng ngày nay thì rất nhiều. Do đó dùng vôi là một cách bảo quản.

Thông tin đưa trên trang VTV.vn dẫn lời PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng cho rằng chất trắng đó là vôi, bởi vôi là chất sát khuẩn rẻ tiền nhất, giúp sát khuẩn, hạn chế vi khuẩn thâm nhập.

Mit là trái cây khó nhận biết bên trong nên "thăm" mít là cách kiểm tra

Kinh nghiệm chọn mít ngon

Thông thường những quả mít phạt đầu bôi vôi thường là mít từ các nhà vườn lớn. Còn mít của người dân tự trồng tự bán một vài cây thì sẽ không có hiện tượng này. Do đó nhìn đặc điểm này cũng để bạn phân biệt đâu là "mít nhà trồng", đâu là mít canh tác diện rộng. 

Khi chọn mít nên nhìn vào gai mít: Gai mít nhọn dầy chi chi chít thì mít không ngon còn non hoặc mít lép. Nên chọn mít gai tày, khoảng cách gai thưa.

Vỗ vào quả mít nghe bộp bộp thì mít ngon. Ngửi thấy mùi là mít đã chín. 

Tác giả: An Nhiên