Vì sao cúng chay và cháo trắng?
Tháng 7 âm lịch được xem là tháng cô hồn vì truyền thuyết dân gian cho rằng tháng 7 là Diêm Vương mở cổng địa ngục để các linh hồn trở về trần gian. Trong số đó có nhiều cô hồn ngạ quỷ lang thang.
Theo thuyết Phật giáo, tháng 7 cúng Vu Lan báo hiếu. Chuyện này gắn liền với sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ. Theo đó Mục Kiền Liên là đệ tử của Phật Thích Ca, khi tu thành đạo đã nhớ tới người mẹ của mình. Ông tìm thấy mẹ ở ngục đói. Khi còn sống mẹ ông gây nhiều nghiệp nên khi chết bị đày vào ngục đói, thực quản nhỏ không thọ thực được thức ăn thông thường. Mục Kiền Liên thương mẹ đã dâng mẹ bát cơm. Mẹ ông vẫn còn tham tham một tay che cơm tránh ngạ quỷ tranh, một tay bốc cơm ăn. Nhưng bát cơm hóa thành lửa. Mục Kiền Liên đau xót tìm tới bạch Đức Phật. Đức Phật từ bi dạy rằng: “Mục Kiền Liên, lúc sinh tiền mẹ ông đã hủy báng Phật pháp, mắng chư Tăng, không tin nhân quả luân hồi, lại rất bỏn xẻn, chẳng bao giờ bố thí cho ai, kể cả bố thí cho con kiến hạt gạo. Vì thế, sau khi chết bà phải chịu quả báo như thế. Ông tuy là con người hiếu đạo, thương mẹ, muốn đền đáp thâm ân, nhưng sức của ông có hạn.
Dù có đạo hạnh cao, một mình ông cũng không thể giải cứu nghiệp lực cho mẹ. Ông hãy đợi đến rằm tháng bảy, ngày chư tăng mãn hạ, thiết lễ Vu Lan nhờ sức chư tăng cùng chú nguyện thì mẹ ông mới thoát khỏi được cảnh địa ngục”.
Mục Kiền Liên đã chờ rằm tháng bảy, sắm sửa vật dụng thực phẩm cúng mười phương giúp cho mệ và nhiều người thoát địa ngục. Từ đó truyền thuyết tháng 7 Vu Lan, cúng báo hiếu và cũng để cúng chúng sanh.
Bởi thế tháng 7 thường cúng lễ chay và có thêm cháo trắng, đây là món đồ cúng đặc biệt hơn so với những dịp cúng khác. Cúng đồ chay để đúng tinh thần nhà Phật, tránh sát sinh. Cúng đồ chay cũng để giảm đi lòng tham lam của cô hồn ngạ quỷ. Trong các đồ cúng thì bỏng ngô, gạo, bánh, khoai, ngô... dành cho những em bé, thai nhi bị bỏ rơi, còn cháo trắng dành cho những cô hồn ngạ quỷ bị đày đọa thực quản nhỏ chỉ có thể ăn cháo trắng.
Mâm cúng cô hồn cũng thường đặt thấp hoặc đàn luôn dưới sân, dưới chiếu là vì để cô hồn dễ thọ thực.
Cúng bao nhiêu chén cháo là hợp lý?
Trong dân gian, trước đây còn có tục dùng lá mít, lá đa gấp lại thành chén chứa đựng cháo rồi treo ở các hàng rào, ngoài cổng để cho cô hồn hoặc đặt quanh mâm cúng thay vì cho vào bát. Thông thường sẽ xếp nhiều chén cháo trắng quan mâm cúng, còn lại nồi cháo to để nguyên. Tại các gia đình thì thường dùng 12 chén nhỏ đặt xen với mâm cúng và nồi cháo để nguyên bên cạnh mâm cúng.
Những lưu ý khi cúng cô hồn
Su khi làm lễ cúng thì dân gian cho rằng cần rắc gạo muối để bố thí thức ăn khắp 4 phương 8 hướng nhằm tứ tán các cô hồn.
Vàng mã được đốt ngay sau khi hoàn tất văn khấn. Đó là vì cho rằng đốt xong cô hồn nhận được sẽ rời đi ngay không lởn vởn quấy nhiều gia chủ nữa.
Một số nơi đồ cúng không mang vào nhà mà để đó cho người ta lấy, còn gọi là tục giật cô hồn. Theo niềm tin dân gian thì càng nhiều người giật càng tốt, thể hiện cô hồn đã được mua chuộc xong không gây phiền lụy cho gia chủ nữa. Nếu không có người giành giật thì đồ cúng đó được phát cho trẻ nhỏ, người ăn xin, người nghèo.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Trồng cây Mai Chiếu Thủy trước nhà có tốt cho phong thủy gia đình không?
-
5 loại rau trồng dễ dàng ở ban công, chỉ cần 1 tháng là có thể hái ăn được
-
Trộn ít cơm nguội với bột giặt: Đuổi sạch gián, nhà cửa thơm tho
-
Bảo quản thịt lợn trong tủ lạnh không thể thiếu bước này, cứ làm đúng là thịt để cả tháng vẫn tươi ngon
-
Cách làm sạch ngao, ngao nhả cát nhanh, làm món gì cũng ngon