Vì sao phải cắt 1 miếng mít ở đầu?
Mít là loại quả không dễ nhìn hình thức bên ngoài mà đoán đúng hết chất lượng bên trong. Thậm chí, những "thợ mít" lành nghề cũng chỉ dám chắc 80% chất lượng quả thông qua việc nhìn và kiểm tra bên ngoài do mít hay bị xơ đen phía trong.
Một thương lái buôn mít Thái có kinh nghiệm lâu năm ở Vĩnh Long cũng chia sẻ thông tin tương tự. Việc kiểm tra vết cắt ở đầu quả mít, gần cuống, là một phương pháp mà thương lái sử dụng để đánh giá độ già và chất lượng của quả mít. Điều này giúp tránh tình trạng mua phải quả mít chứa nhiều xơ đen, đồng thời đảm bảo chất lượng của mít.
Đặc biệt là giống mít Thái, hầu hết người trồng đều dùng bao để trùm quả mít lại nhằm tránh bị côn trùng, ruồi vàng chích làm hư trái mít.
Tuy nhiên, khi nhìn bên ngoài khó để phân biệt được chất lượng bên trong. Chính vì vậy, hầu hết thương lái khi thu mua, đều cắt 1 miếng ngay cuống trái mít để kiểm tra chất lượng.
Mục đích chính của việc cắt 1 miếng nhỏ ở đầu trái mít là để kiểm tra xem bên trong có bị xơ đen hay không. Giống mít Thái mà bị xơ đen sẽ nhạt, múi lép, cơm sượng và không thơm như bình thường. Loại này thường là hàng dạt, không thể bán cho khách được.
Ngoài ra, việc cắt 1 miếng nhỏ ở đầu trái mít còn để kiểm tra xem trái mít đó già hay còn non.
Mục đích bôi chất màu trắng được trên đầu mít là gì?
Nhiều người nhìn mít bị vạt đầu, bôi một chất màu trắng lên trên cảm thấy rất hoang mang không dám mua vì sợ hóa chất độc hại.
Theo thương lái, thì chất màu trắng bám trên phần bị cắt của quả mít chính là vôi, giúp tạo ra một lớp bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bảo quản chất lượng của quả mít, để ngăn chặn mít bị nhiễm khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), chỗ vạt đầu của quả mít có chứa một chất màu trắng chính là vôi. Vôi có tác dụng sát khuẩn, hạn chế vi khuẩn thâm nhập.
"Thuốc sát trùng có giá thành rẻ nhất, an toàn nhất chính là vôi. Loại vôi thường được dùng là CaO khi kết hợp với nước sẽ tạo thành Ca(OH)2. Tiếp đó, chất này phản ứng với C02 trong không khí sẽ tạo ra CaCO3, chính là lớp màng cứng, màu trắng bám trên phần vát của quả mít. Chất này không gây độc hại", ông Thịnh phân tích.
Theo ông Thịnh, người tiêu dùng khi mua mít về sẽ loại bỏ và cắt phần trắng đi rồi mới ăn nên sẽ không gây độc hại. Còn lựa chọn mua hay không mua mít vát đầu sẽ là quan điểm của từng người, miễn sao là mọi người cảm thấy phù hợp và tin tưởng.
Như vậy, những ý kiến cho rằng, thương lái mua mít xanh về cắt một miếng ở đầu rồi bôi thuốc vào nhằm thúc cho mít nhanh chín là thông tin không đúng. Điều này không những làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng mà còn gây khó khăn cho nông dân trồng mít.
Tác giả: Dương Ngọc
-
1 tuần nên ăn mấy gói mì tôm? 4 cách ăn mì tôm lành mạnh nhất
-
Lá Giang, không chỉ nấu với thịt gà mới ngon, đây là cách nấu 3 món ngon từ lá giang
-
3 loại rau củ cứ cắm vào cốc thủy tinh là mọc tốt, hãy biến nó thành những "cây cảnh" độc đáo, đẹp mắt
-
Trồng cây khế trước nhà có ý nghĩa phong thủy tốt hay xấu?
-
Trong nhà trồng 1 cây này tha hồ ăn trái quanh năm, mang lại tiền tài lộc, phú quý và thịnh vượng vào nhà