Tạm giữ xe, phương tiện giao thông của người dân để hư hỏng, CSGT có phải đền bù thiệt hại?

( PHUNUTODAY ) - Đây là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm, để biết thêm chi tiết mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Tạm giữ xe, phương tiện giao thông là gì?

Hiện nay do tình trạng vi phạm luật giao thông ngày càng nghiêm trọng, nên tùy vào từng trường hợp cụ thể mà CSGT có quyền tạm giữ xe hoặc Giấy tờ xe của người dân vi phạm luật giao thông.

Tạm giữ xe chính là hình thức tịch thu, tạm giữ phương tiện tham gia giao thông của người vi phạm trong thời gian nhất định. Tùy theo mức vi phạm nặng hay nhẹ, nhưng thời gian tạm giữ phương tiện, Giấy phép lái xe tối thiểu là 7 ngày và tối đa trong vòng 30 ngày. Sau thời gian quy định chủ phương tiện, Giấy phép lái xe, có thể lên cơ quan quản lý (thường ghi trong giấy hẹn) tới địa chỉ cụ thể quy định rõ, nộp một số khoản lệ phí về tiền trông giữ xe, tiền phạt vi phạm luật giao thông, thì có thể lấy phương tiện giao thông, Giấy phép lái xe về. 

Như vậy, nếu như trong thời gian tạm giữ xe phương tiện giao thông của người dân CSGT làm hư hỏng thiệt hại gì có cần phải đền bù cho người dân hay không? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây:

Theo Nghị định 138/2021, người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.

Tương tự, người ra quyết định tạm giữ, tịch thu cũng phải có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Về phía người được giao quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép mà thiếu trách nhiệm dẫn đến hư hỏng hay bị mất thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ.

Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.

Như vậy, trường hợp CSGT ra quyết định tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm phải có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Trường hợp có xảy ra hư hỏng, mất mát thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Như vậy, nếu trong quá trình CGST tạm giữ xe nhưng quản lý không tốt dẫn tới xe phương tiện giao thông bị hư hại, hỏng hóc thì cần phải đền bù cho người dân theo như quy định nêu trên.

Tác giả: Min Min