Tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức khi cải cách tiền lương năm 2024 là bao nhiêu?

10:07, Thứ hai 09/10/2023

( PHUNUTODAY ) - Nhiều độc giả quan tâm, nếu thực hiện cải cách vào năm 2024 thì lương thấp nhất của công chức, viên chức là bao nhiêu.

Tiền lương là vấn đề được người lao động quan tâm hàng đầu. Đặc biệt những ngày này, thông tin về việc cải cách tiền lương có thể được thực hiện vào năm 2024 càng làm người lao động chú ý. Nhiều người quan tâm, nếu thực sự cải cách tiền lương thì tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức năm 2024 là bao nhiêu.

18

Theo đó, tại Nghị quyết 27, đưa ra mục tiêu về tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức như sau:

Mục tiêu cụ thể:

Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

  • a) Đối với khu vực công

- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Như vậy, tại thời điểm thực hiện cải cách tiền lương thì tiền lương thấp nhất công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Và đến cuối lộ trình thì tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 thế nào?

Theo tinh thần của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết 27-NQ/TW về chính sách tiền lương, nước ta đã trải qua 04 lần cải cách tiền lương, từng bước nâng cao đời sống của người lao động.

Tại Nghị quyết này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đưa ra lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 cho nhiều đối tượng, cả ở khu vực công gồm cán bộ, công chức, viên chức và ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm người lao động.

Trong đó, được hiểu lương cơ bản là mức lương thấp nhất, không bao gồm các loại phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng… mà cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhận được.

Cụ thể như sau:

12

Trong khu vực công

Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 được Bộ Chính trị đặt ra tại Nghị quyết 27 là tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức sẽ cao hơn tiền lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Mục tiêu đến 2025 để tạo tiền đề cho lộ trình đến năm 2030 là tiền lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương cơ bản của vùng cao nhất trong khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có thể lộ trình này sẽ chưa thể thực hiện theo đúng tiến độ bởi theo Nghị quyết 27, dự kiến cải cách tiền lương sẽ áp dụng thống nhất bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang từ năm 2021 trong toàn hệ thống chính trị.

Đồng thời, năm 2021 cũng là năm mà tiền lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương cơ bản bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nền kinh tế của nước ta nên trong năm 2021, cải cách tiền lương đã không thể thực hiện được. Bởi vậy, những dự kiến về cải cách tiền lương cũng bị hoãn đến thời điểm thích hợp và mới đây, thời điểm có thể là từ 01/7/2024 nếu không có gì thay đổi.

Do đó, có thể thấy, mặc dù lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 đã được đề ra là thế nhưng liệu thực tế có áp dụng được không thì còn phải dựa vào tiến độ triển khai cải cách tiền lương từ 01/7/2024 tới đây.

Trong khu vực doanh nghiệp

Đến năm 2025, tiền lương áp dụng với người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo phương thức khoán chi phí gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Và đây sẽ là tiền đề cho việc giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 27 này, người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ hưởng mức tiền lương theo phương thức khoán và gắn liền với nhiệm vụ kinh doanh của chính doanh nghiệp đó đến năm 2025.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo