Tảo mộ và tạ mộ là 1 hay là 2 lễ khác nhau? Nhiều người còn chưa hiểu đúng về điều này

( PHUNUTODAY ) - Trong tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có hai hành động tảo mộ và tạ mộ nhưng đây là 2 nghi thức hay là 1 thì nhiều người chưa rõ

Trong tập tục dân gian thì mọi người quen với từ tảo mộ hơn tạ mộ. Nhưng thực tế thì có hai nghi thức là tảo mộ và tạ mộ. Vậy điều đó là như thế nào?

Tảo mộ là gì?

Tảo mộ là hành động quét dọn, tu sửa, tân trang lại mộ phần cho ông bà tổ tiên. Hoạt động này thường diễn ra vào tiết Thanh minh, con cháu phương xa ra thăm mộ và làm lễ tại mộ gia tiên. Lúc đó là tiết thanh minh, trời trong xanh nhất năm, con cháu phương xa về thăm và sang sửa lại mộ phần, dọn dẹp mộ phần của ông bà họ hàng. Thời điểm thực hiện là ngày thanh minh hàng năm. 

Ở đó có những hoạt động như lau dọn, nhổ cỏ, sang sửa những mộ bị hỏng, bị sụt lún, và đặt lễ thắp hương ông bà tổ tiên, cầu khấn một năm tốt lành, mong ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình hưng thịnh, con cháu làm ăn phát đạt. Lễ vật dâng cúng là dâng cúng trực tiếp tại mộ phần ông bà tổ tiên.

Tạ mộ là gì?

Tạ mộ là tạ ơn thần linh tiên tổ, những người đã khuất. Thời gian thực hiện tạ mộ thường vào cuối năm. Nghi thức là mang cúng phẩm ra làm lễ tạ thổ thần, xin thổ thần ở nghĩa địa mở cửa để mời ông bà tổ tiên về sum vầy ngày Tết nguyên đán với gia đình. Trong đó cần có lễ vật dâng tại miếu trung tâm lại nghĩa địa tức nơi thờ thần linh cai quản các mộ phần.

Hoạt động tạ mộ cũng có dâng lễ mong cầu mộ phần yên ổn, cũng có dọn dẹp, nhổ cỏ, đắp lại đất nếu mộ phần có sụt lún, xem xét tính toán lại việc sang sửa. 

Lễ vật dâng cúng thì thường chỉ là cúng tại nhà thờ thần cai quản nghĩa trang, để tạ ơn thần và xin vị thần cho vong linh gia tiên về đón Tết.

Ngày nay thì nhiều người khi đi nghĩa địa lại thường thắp hương và dâng lễ ở cả mộ phần và ở cả nhà thờ thần linh trong nghĩa địa.

Nên thực ra tạ mộ và tảo mộ là hai nghi thức tâm linh ý nghĩa không hoàn toàn không giống nhau nhưng có điểm chung là thăm mộ ông bà, cúng tế ông bà, lau dọn mộ và để con cháu thế hệ sau biết về mộ phần của những người đi trước. Hai nghi lễ này khác nhau ở chỗ tảo mộ Thanh minh là thăm nom, còn tạ mộ là cảm tạ và mời ông bà tổ tiên về đón Tết. 

Chính vì điều đó nên nhiều người đều gọi những dịp đi thăm mộ dù là dịp nào thành tảo mộ, mà bỏ qua chữ tạ mộ. Và cách thực hiện của nhiều nơi thì thực ra là đã gộp cả tạ mộ lẫn tảo mộ vào nhau, chỉ còn khác cuối năm thì mời ông bà về ăn Tết, còn thanh minh thì không mời về.

Những hoạt động tạ mộ và tảo mộ mang nét truyền thống văn hóa của người Việt, thể hiện tinh thần biết ơn, nhớ tới vong linh người khuất, thể hiện sự quan hệ tâm linh trong gia đình. Bởi vậy tạ mộ hay tảo mộ thì chỉ cần hiểu cho đúng, còn lại cũng không quá khác biệt hay ảnh hưởng tới việc thờ cúng. Tuy nhiên nếu hiểu đúng hoạt động cuối năm là tạ mộ thì ngoài việc thăm nom thắp hương ông bà tổ tiên, chuẩn bị lễ cúng tại mộ phần ông bà tổ tiên thì chúng ta còn biết ơn tới vị thần linh đã che chở, chiếu cố vong linh người thân của mình. Vì thế nên chú ý về việc sắm sửa lễ khi đi thực hiện tạ mộ: 

- Cần có lễ để thắp hương cúng vong linh chư vị thần cai quản nghĩa trang để cảm ơn đã gia hộ vong linh hương hồn ông bà tổ tiên, mộ phần nhà mình

- Khấn lạy chư vị thần linh để mở cửa mả cho ông bà tổ tiên vong linh nhà minh được về để sum vầy đón tết cùng với cháu con nhân dịp Tết nguyên đán.

- Khi đi tạ mộ hay tảo mộ đều phải chú ý trang phục chỉn chu, ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc. Tránh giẫm đạp lên mộ.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên