Người xưa dặn kỹ: "Tháng củ mật cẩn thận củi lửa không vận xui kéo tới, tiền tài hao tổn", nghĩa là gì?

( PHUNUTODAY ) - Những ngày cuối năm đang tới dần, lời người xưa dặn không sai, nhớ kỹ kẻo mất Tết

Trước tiên tháng củ mật là gì? 

Dân gian gọi tháng 12 Âm lịch là tháng củ mật. Củ mật dịch từ chữ Hán, theo đó củ nghĩa là xem xét kiểm soát, còn mật là kín, cẩn thận, không để lộ. Nghĩa là tháng 12 là tháng phải kiểm soát chặt chẽ cẩn thận.

Theo kinh nghiệm của người xưa, tháng 12 Chạp là tháng cuối cùng của năm âm, chuẩn bị đón một kỳ lễ Tết lớn nhất năm. Do đó tháng 12 Chạp phải củ mật tức phải kiểm soát chặt chẽ mọi vấn đề để tránh mất mát, hao tổn tiền tài, tránh các sai sót cuối năm. 

Tháng củ mật tức tháng 12 Chạp mà mất mát hao tổn thì không còn Tết và năm mới lại búi xùi. 

thang-cu-mat-say-ruou

Những thứ phải đề phòng trong tháng củ mật kẻo hao tài tổn lộc, vận xui kéo tới

Những chuyện xui xẻo xảy ra ở thời điểm nào cũng khiến chúng ta hao tổn năng lượng. Nhưng nếu mất mát vào dịp cuối năm chuẩn bị kỳ Tết thì lại càng búi xùi hơn và mang tâm lý đen đủi mệt mỏi hơn. Trong tháng 12 người xưa thường dặn con cháu những thứ cần đặc biệt cẩn trọng bao gồm:

Giữ tiền cẩn thận: Tháng 12 là lúc mọi người sẽ dự trữ tiền mặt trong nhà để lo việc. Lúc đó là lúc ai còn nợ ai thì trả, ai có nợ đi đòi về cất tiền trong nhà. Thế nên hầu hết tháng 12 nhà ai cũng có tiền, đặc biệt thời xưa đều dùng tiền mặt. Thế nên lúc này đạo tặc sẽ hoạt động mạnh để trộm cắp. Thế nên cầm tiền đi đứng bên ngoài hoặc cất tiền tại nhà đều phải cẩn trọng tránh bị mất trộm cắp sẽ mang vận xui, không còn tiền tiêu Tết hoặc tiền lo cho năm sau. 

Vận xui kéo tới vào lúc này sẽ như sóng sau đổ sóng trước chồng chất thêm nhiều cái xui khác có thể kéo tới, nên năm sau có thể sẽ báo hiệu một năm không thuận lợi.

giua-tien-can-trong-thang-cu-mat

Cẩn thận củi lửa: Tháng 12 âm lịch là lúc hanh khô nên dễ cháy, ngày xưa nhà và đồ dùng nhiều thứ dễ cháy nên cháy 1 chút là có thể cháy sạch nhà cửa, cháy sang nhà khác. Điều đó sẽ khiến đại họa vì một căn nhà dựng lên tốn kém vô cùng, cuối năm không có chỗ ở thì lại càng xui xẻo. Người xưa còn kiêng cuối năm không được ở nhờ người khác, chủ nhà cũng không cho người khác ở nhờ cuối năm. 

Hơn nữa cuối năm là lúc nhiều bữa ăn uống, cỗ bàn, say sưa hoặc nấu nướng nhiều không cẩn trọng là dễ bị hỏa hoạn. Thời xưa hỏa hoạn là có thể mất sạch mọi thứ. Thời nay việc nhà cửa kiên cố hơn, nhưng sự cố hỏa hoạn vẫn vô cùng nguy hiểm. 

hoa-hoan

Cẩn thận giao tiếp, ăn uống, rượu chè

Kể cả xưa hay nay thì tháng củ mật cũng là lúc mọi người hay gọi nhau ăn uống tụ tập nên thường có rượu dễ say, say thì không còn tỉnh táo nói lời đôi khi không chuẩn, đi đứng không vững. Thế là nếu không "củ mật" thì có thể gây gổ cãi nhau, đánh lộn, đi đứng ngã đường ngã ao, tai nạn, ngộ độc rượu, ngộ độc thức ăn... Thế là đổ bệnh, gặp nạn, thậm chí mất mạng. 

Cẩn trọng sức khỏe

Tháng 12 là tháng chuẩn bị nghỉ ngơi nhưng là tháng quay cuồng lo cho Tết từ mua sắm, dọn dẹp trang hoàng lại nhà cửa, cố gắng thu vén công việc cho hoàn tất một năm để đón năm mới yên tâm. Thế nên tháng 12 có rất nhiều lý do để ốm. Hơn nữa thời gian này nhiều người bị mất ngủ, ăn uống không còn theo giờ giấc cẩn trọng nên càng dễ đổ bệnh. Bởi vậy tháng 12 còn là lúc bạn cần kiểm soát sức khỏe người thân và gia đình. Thời xưa tháng 12 cũng là lúc lạnh giá nên dễ bị suy giảm sức khỏe, rồi lại nhiều giỗ chạp nên phải thức khuya dạy sớm nhiễm lạnh vàng dễ bệnh. 

Bởi vậy người xưa mới dặn kỹ con cháu tháng 12 là tháng phải kiểm soát cẩn trọng, không thì sẽ thành tháng mất mát lớn nhất trong năm. Trước thềm năm mới mà mọi thứ thành tro thì càng xui xẻo, kéo theo nhiều thứ đi xuống, tài vận hao tổn, sức khỏe sa sút.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link