1. Sự phát triển của thai nhi tuần 34
Mẹ có ngạc nhiên không nào khi biết rằng, vào tuần thứ 34, con yêu đã đạt 2,2-2,5 kg và dài khoảng 45 cm tính từ đầu đến chân. Kích thước này tương đương với một trái bí ngô đấy các mẹ.Tuy nhiên, trong vài tuần cuối trước khi chào đời, bé sẽ còn tiếp tục tăng cân nhưng mức tăng không quá nhiều như trước.
Trong tuần thai này, tử cung của người mẹ đã còn rất ít chỗ trống để bé con thoải mái nhào lộn, thai nhi 34 tuần cũng dần quay đầu xuống dưới để sẵn sàng tư thế chui ra ngoài gặp mẹ. Nếu bé vẫn chưa có ý định quay đầu, ngôi thai thuận, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi lại nhẹ nhàng trong những tuần cuối thai kỳ, tích cực nói chuyện cùng con để bé “nghe lời” giúp mẹ có cuộc sinh thuận lợi.
Thai nhi 34 tuần có kích thước tương đương với trái bí ngô, bé con cũng đã biết bài tiết phân su đấy mẹ nhé! (Ảnh minh họa)
Gan và thận của thai 34 tuần đã phát triển đầy đủ, trong đó thận đã bài tiết ra chất thải. Đây cũng là thời điểm, bé con đang bắt đầu tích trữ phân su (phân có màu xanh đen, có độ dính) trong ruột. Đa số các bé sẽ đi phân su trong một vài ngày đầu sau sinh, tuy nhiên một số trẻ sơ sinh thậm chí còn đi phân su trong bụng mẹ, nó thải vào trong nước ối khiến nước ối bị bẩn. Điều này khá nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ hô hấp của em bé sau này.
2. Cuộc sống của mẹ ở tuần thai thứ 34 thay đổi ra sao?
Tử cung, vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác là lý do mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa. Chỉ một số ít những phụ nữ mang thai may mắn không phải vật lộn với những phiền toái này.
Sự phát triển của thai nhi đang đi đến giai đoạn quan trọng và mẹ sẽ bắt đầu phải đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ bây giờ và tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ.
GBS thường vô hại đối với người lớn, nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể mẹ và truyền sang cho bé trong quá trình sinh, GBS có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.
Có đến khoảng 10-30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra này là rất quan trọng. Vi khuẩn tự đến và tự đi – đó là lý do vì sao mẹ không được kiểm tra trong giai đoạn trước của thai kỳ. Nếu có GBS, mẹ sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.
Đây cũng là thời điểm tốt để mẹ lên kế hoạch sinh. Kế hoạch này cũng là điểm khởi đầu để thảo luận các mong muốn của mình với đội ngũ y tế. Sinh con là việc không thể đoán trước, rất có thể sẽ không theo kế hoạch đã định trước đến từng chi tiết, nhưng việc nghĩ trước về những lựa chọn của mình từ sớm và chia sẻ với bác sĩ sẽ giúp giảm đi nhiều lo lắng.
3. Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Hơn 85% phụ nữ bước vào phòng sinh với màng nhầy còn nguyên vẹn. Thậm chí nếu mẹ ở trong số 15% tỷ lệ người bị mất lớp màng nhầy trước khi sinh, mẹ sẽ không cần phải lo sợ nước ối sẽ chảy xuống chân bạn. Trừ khi mẹ đang nằm, nước ối rất ít có khả năng đi ra thành dòng mà chỉ chảy nhỏ giọt chậm rãi vì khi mẹ đang thẳng đứng (đứng, đi bộ, thậm chí ngồi) thì đầu của bé sẽ hoạt động như một nút chai và ngăn chặn việc mở tử cung và giữ lại hầu hết nước ối ở bên trong.
Tác giả: Bảo Trâm
-
Chế biến 10 món ăn tuyệt ngon chỉ cần dùng 1 kg dưa chuột
-
"Tuyệt chiêu" luộc tất cả các loại thịt thơm phức, hấp dẫn hơn cả nhà hàng
-
Dừng ngay thói quen xấu này nếu mẹ bầu không muốn gây hại đến não của thai nhi
-
3 bước trồng cây cherry đơn giản giúp bạn có thể thu hoạch vài trăm quả mỗi ngày, đảm bảo ăn mãi không hết
-
Tồng hợp 12 cách kho thịt siêu ngon chị em phải lưu lại ngay đảm bảo cả nhà đều thích