Cách làm nước ép khoai tây tươi đơn giản
Đầu tiên rửa thật sạch và gọt vỏ một củ khoai tây sống.
Tiếp đến cắt thành lát mỏng rồi cho vào máy xay sinh tố, xay đến khi nó trở thành một dạng hỗn hợp sệt.
Cuối cùng lọc hỗn hợp này để lấy nước uống sẽ nhận được lợi ích bất ngờ.
Trị loét dạ dày
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Manchester nổi tiếng ở Anh, khoai tây có khả năng điều trị chứng trào ngược, loét dạ dày, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn ẩn nấp trong dạ dày nhờ vào các phân tử kháng khuẩn đặc biệt mà ít loại thực phẩm nào có được.
Do đó, nếu bổ sung nước ép khoai tây tươi mỗi ngày sẽ có thể hạn chế được các chứng liên quan đến tiêu hóa như: đầy hơi, trướng bụng, ợ chua, buồn nôn…
Giảm viêm đau khớp
Khi thời tiết giao mùa từ nóng chuyển sang lạnh là lúc các cơn đau ở cổ, lưng, vai, khuỷu tay và nhất là đầu gối hoành hành. Nhiều người ăn ngủ không yên với sự thay đổi bất thường ấy làm ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Thế nên, việc uống mỗi ly nước ép khoai tây tươi là rất cần thiết, do nó có thuộc tính chống viêm nên được xem là ‘cứu tinh’ cho những ai thường xuyên bị viêm đau khớp.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Bên cạnh đó, nước ép khoai tây tươi còn được biết đến với hệ thống miễn dịch đáng kể, cụ thể cứ 100gr khoai tây thì đã chứa được 19.7mg vitamin C – đây là một trong những loại chất có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Thêm vào đó, nước ép khoai tây không chỉ chứa vitamin B6 và C mà còn chứa rất nhiều chất xơ, chất sắt cùng kali. Vì vậy, việc làm giảm cholesterol, bình ổn nhịp tim và huyết áp là điều hoàn toàn có thể, từ đó ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.Nhưng việc uống nước ép khoai tây tươi cần đúng người, đúng lúc nên khi cơ thể bị đau nhiều thì nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ nhé!
Lý do nên ăn khoai tây
Năng lượng
Không giống với gạo, ngô, bột mỳ, khoai tây cho năng lượng thấp hơn. Khi để nguội lại có chỉ số đường huyết giảm thấp, rất tốt cho người cần ăn kiêng.
Chất béo
Khoai tây rất ít chất béo. Nếu có cách chế biến phù hợp, không dùng các chất ăn cùng có hàm lượng chất béo cao sẽ không làm tăng chất béo hay năng lượng khẩu phần của món ăn.
Vitamin C
Một củ khoai tây cỡ vừa (khoảng 200 gam) sẽ cung cấp nhu cầu vitamin C hàng ngày của người trưởng thành (70 gam) và gần đủ nhu cầu của trẻ nhỏ (30 gam). Thực phẩm này giúp bảo vệ tế bào luôn khỏe mạnh, giải trừ độc tố, chống dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch, hoạt hóa các hormon, làm lành vết thương và phòng chống các bệnh như ung thư, tim mạch.
Vitamin B6
Theo nhiều nghiên cứu, cứ 100 gam khoai tây lại có chứa 0,29 mg vitamin B6, chiếm 15% nhu cầu vitamin B6 đối với người lớn và 50% nhu cầu của trẻ dưới 5 tuổi. Thực phẩm này giúp tạo kháng thể chống lại bệnh nhiễm khuẩn, duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, sức khỏe hệ tim mạch.
Kali
Khoai tây có chứa rất nhiều kali, giúp cơ thể duy trì tổng thể tích dịch, cân bằng acid và điện giải, góp phần vận chuyển các xung động thần kinh, giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cũng như nguy cơ đột quỵ ở người trưởng thành.
Chất xơ
Khoai tây được xếp vào nhóm rau giàu chất xơ gồm chất xơ không hòa tan tham gia vào quá trình thải loại độc tố trong cơ thể và chất xơ hòa tan giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, điều hòa glucose huyết.
Sắt
Tuy lượng sắt trong khoai không nhiều như một số thực phẩm khác nhưng nếu thường xuyên tiêu thụ, cơ thể sẽ hấp thu được một lượng đáng kể sắt để tạo máu, giúp phòng chống thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh sản. Đặc biệt, thành phần vitamin C cao có sẵn trong khoai hỗ trợ tăng cường hấp thu sắt hiệu quả.
Tác giả: Ngọc Lê
-
4 cách làm trắng da hiệu quả hơn đi tẩy trắng
-
Cuối cùng Jennifer Phạm đã đón được con về sau bao năm
-
Đây chính là thần dược cho sức khỏe, giúp trị bách bệnh chẳng cần tốn tiền mua thuốc tây
-
Cuối tháng 8/2018, hãy đòi 5 con giáp này KHAO TO vì họ sẽ được THẦN TÀI nâng đỡ, tiền đếm hoài không xuể
-
Những cách kéo dài cuộc yêu khiến cả hai cùng thăng hoa