Câu chuyện thần y Hoa Đà tìm ra bài thuốc cứu người từ cây tía tô
Tương truyền một hôm Hoa Đà đi hái thuốc, lúc ngồi nghỉ bên bờ sông, tình cờ ông nhìn thấy một con rái cá đang ăn ngấu nghiến những con cua. Một lát sau, con rái cá đó ngã xuống quằn quại đau đớn. Hoa Đà tự nhủ: Có lẽ do con rái cá ăn quá nhiều cua chăng?
Nhưng sau đó, Hoa Đà thấy con rái cá bắt đầu cố bò men theo bãi sông, tìm đến chỗ một bụi cây màu tím thì dừng lại và ăn lá của cây ấy. Con rái cá nằm xuống nghỉ một lát, sau đó đứng dậy đi lại bình thường như chưa hề xảy ra chuyện gì.
Bụi cây màu tím chính là cây tía tô
Thấy vậy, Hoa Đà bèn mang cây đó về tìm hiểu, cho từng ít vào miệng nếm thử, thấy lá có vị cay. Ông suy nghĩ mãi và cuối cùng ông đã ngộ ra rằng, lá của thứ cây đó có thể hóa giải được việc trúng độc cua của con rái cá.
Suy nghĩ tiếp, ông nhận thấy, cua là loại vật sống dưới nước, dòng máu lạnh, tính hàn, như vậy theo nguyên tắc “hàn giả nhiệt chi” (bệnh hàn thì dùng thuốc nóng để chữa) thì cành lá thứ cây màu tím đó phải có tính ôn.
Từ đó về sau, hễ có người ăn quá nhiều cua mà bị trúng độc, đau bụng và tìm đến chữa, Hoa Đà đều dùng lá của thứ cây màu tím đó sắc lấy nước cho bệnh nhân uống, đều rất linh nghiệm, chỉ một lúc sau là người bệnh đã cảm thấy dễ chịu.
Từ đó Hoa Đà đặt tên cho thứ cây đó là tử thư. Vì là thứ cây lá màu tím và uống vào cảm thấy thư thái. Dần dần cái tên tử thư được gọi chệch thành tử tô, chính là lá tía tô.
Đến nay, lá tía tô vẫn được dùng để chữa ngộ độc hay dị ứng do ăn hải sản (cua, tôm, cá) bằng cách đơn giản như lấy giã nát lấy nước uống hoặc sắc với nước rồi uống nóng.
Các món hải sản cũng thường được ăn kèm với tía tô để kiềm chế tính hàn, vị tanh của hải sản dễ gây dị ứng.
Danh y Hoa Đà: Vị danh y nổi danh với nhiều bài thuốc trị bệnh. (Tranh mình họa)
Tía tô là vị thuốc “thần diệu” để cứu người khi cảm mạo
Cảm mạo (cảm hàn) là chứng bệnh có thể gặp bất kỳ mà ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể mắc và mắc vào bất kỳ thời điểm nào không thể biết trước mà phòng tránh. Người bị chứng cảm hàn thường ngất lịm, miệng và tay chân cứng lại, toàn thân lạnh ngắt. Nếu không được sơ cứu và đưa đi cấp cứu ngay thì người bệnh rất dễ tử vong hoặc để lại những biến chứng lâu dài.
Dân gian ta có một bài thuốc rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm, có tác dụng trị triệt để chứng cảm này. Trong bài thuốc này có lấy tía tô làm vị thuốc chính.
Bài thuốc xông: Tía tô, cúc tần, lá bưởi, lá tre gai, cây sả, kinh giới, ngải cứu mỗi thứ một nắm (khoảng 150g-200g tươi) cho vào nồi nước đun sôi rồi cho bệnh nhân trùm chăn kín để xông. Nếu bệnh nhân quá nặng thì khi đun xong nước xông có thể lấy ra một bát nước, làm nguội nhanh rồi cạy miệng bón cho bệnh nhân uống cho tỉnh để xông thuốc.
Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.
Ngoài xông hơi, thì có thể dùng tía tô với các cách sau để chữa cảm hàn:
Cháo hành – tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.
Nước sắc lá tía tô: Tía tô tươi 15 – 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này dùng cho trẻ em người già yếu.
Ngâm chân: Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi để sôi lại, đổ ra chậu đậy bằng một cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội cho 2 chân vào ngâm rửa…
Tác giả: Dương Ngọc
-
Mùa xuân đến “Ăn tốt 3 thứ, uống tốt 3 loại, làm tốt 3 điều” sẽ cực kỳ có lợi cho cơ thể
-
Bạn có biết, thanh long có tác dụng giảm cân rất "cực tốt" không?
-
Cảm cúm khác cảm lạnh như thế nào? Cảm cúm có thể gây tử vong?
-
5 phát hiện thay đổi nhỏ này trên da có thể cứu sống bạn
-
5 loại đồ uống cực tốt giúp làm sạch mùi hơi thở