Theo thông tin từ phía Zalo đã phát đi thông báo về 6 cập nhật quan trọng sẽ được áp dụng từ tháng 8-2022.
Cụ thể, tài khoản thường không được sử dụng username, danh bạ có tối đa 1.000 liên hệ, chỉ được phản hồi 40 hội thoại từ người lạ… Khi vượt quá hạn mức cho phép, bạn vẫn có thể đọc tin nhắn nhưng không thể trả lời.
Nhiều người cho rằng động thái giới hạn tính năng của Zalo sẽ mở đường cho việc thu phí người dùng cá nhân trong thời gian tới?
Tuy nhiên phía Zalo cho biết, thông báo trên chỉ đề cập đến những thay đổi quan trọng về quyền riêng tư trong thời gian tới, việc này nhằm giúp người dùng an toàn hơn.
Vào ngày 22-6, Zalo đã triển khai gói trả phí với Zalo OA doanh nghiệp nhằm cải thiện việc chăm sóc khách hàng, xây dựng thương hiệu và bán hàng. Cụ thể, sẽ có 4 gói để người dùng lựa chọn, bao gồm gói cơ bản (miễn phí), gói dùng thử (10.000 đồng/tháng), gói nâng cao (59.000 đồng/tháng) và gói Premium (399.000 đồng/tháng). Nếu xét về vấn đề an toàn, tiện dụng và đồng bộ dữ liệu, có rất nhiều ứng dụng hơn hẳn zalo
Ứng dụng Telegram
Mã hóa đầu cuối rất quan trọng vì nó ngăn nhà phát triển ứng dụng, tin tặc… truy cập vào dữ liệu của bạn hoặc chia sẻ với cơ quan chính phủ.
Tuy nhiên, tính năng này không được bật mặc định, thay vào đó, người dùng cần phải kích hoạt bằng cách mở ứng dụng Telegram, bấm vào biểu tượng cây bút ở góc phải bên dưới và chọn New Secret Chat, sau đó chọn người cần nhắn tin.
Toàn bộ nội dung cuộc trò chuyện bí mật sẽ được mã hóa đầu cuối, bên cạnh đó, người dùng cũng không thể chụp ảnh màn hình, chuyển tiếp tin nhắn và không bị theo dõi bởi các máy chủ bên ngoài. Lưu ý, Telegram không cung cấp mã hóa đầu cuối cho các cuộc trò chuyện nhóm.
Trong trường hợp muốn kích hoạt tính năng tự xóa tin nhắn, bạn hãy truy cập vào phần cài đặt của cuộc trò chuyện bí mật, chọn Self-Destruct Timer và thiết lập thời gian tương ứng.
Trước đó vào năm 2021, WhatsApp thông báo rằng họ đang chia sẻ thông tin với Facebook. Ngay lập tức nhiều người đã phản ứng lại thông tin này bằng cách chuyển sang sử dụng nền tảng khác, điển hình là Telegram.
Ứng dụng Signal
Signal cung cấp tính năng mã hóa đầu cuối theo mặc định, có chính sách bảo mật phức tạp và sử dụng giao thức mã hóa được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Bên cạnh đó, ứng dụng còn cho phép người dùng gửi tin nhắn ẩn danh mà ngay cả máy chủ Signal cũng không biết người gửi là ai. Hay người dùng còn có thể làm mờ khuôn mặt trong bất kì hình ảnh nào được tải lên.
Ứng dụng Wickr
Wickr là một giải pháp thay thế thú vị cho Telegram vì nó cho phép bạn tạo tài khoản mà không cần cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào (số điện thoại). Thay vào đó, tài khoản sẽ thuộc về người nắm giữ mật khẩu.
Ứng dụng không lưu trữ địa chỉ IP và ID thiết bị, bất cứ khi nào bạn tải lên tệp đính kèm, nó sẽ tự động xóa mọi siêu dữ liệu (metadata).
Mặc dù Wickr chỉ đơn thuần là một ứng dụng nhắn tin, nhưng nó vẫn hỗ trợ người dùng chia sẻ màn hình, vị trí… theo thời gian thực, đáp ứng tốt nhu cầu trao đổi công việc, gửi dữ liệu.
Tất nhiên, Messenger vẫn là một lựa chọn thích hợp để thay thế Zalo dù không được nhắc đến nhiều trong danh sách này.
Tại thị trường Việt Nam, Zalo đã vượt mặt Messenger để trở thành ứng dụng nhắn tin được yêu thích nhất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn than phiền vì Zalo chỉ hỗ trợ đăng nhập trên một thiết bị, tính năng sao lưu/phục hồi tin nhắn hoạt động không ổn định, hình ảnh thường bị mất sau một khoảng thời gian...
Tác giả: Min Min
-
5 công việc sẽ biến mất trong 10 năm tới: Bất ngờ có nghề đang hot, lương cực cao cũng nằm trong số này
-
Đàn ông lấy vợ làm 6 nghề này rất dễ "mọc sừng", số 1 anh nào cũng phải lưu ý
-
CCCD gắn chip và 13 điều người dân nên biết để tránh chịu thiệt thòi
-
Đóng BHXH 30 năm nhận lương hưu được bao nhiêu, trong tháng 8 lương hưu sẽ thay đổi như thế nào?
-
8 điểm mới nhất của Luật Đất đai năm 2022, bắt đầu áp dụng từ tháng 8/2022