Mùng 7/7 âm lịch - Thất Tịch là ngày gì?
Trong đời sống văn hóa truyền thống của người dân một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, ngày 7/7 âm lịch là một ngày lễ và thường được gọi là ngày Thất Tịch. Ngày này gắn liền với câu chuyện tình yêu lãng mạn của Ngưu Lang và Chức nữ.
Theo truyền thuyết, Ngưu Lang vốn là chàng chăn trâu nghèo, còn Chức Nữ là tiên nữ xinh đẹp trên trời. Hai người tình cờ gặp và yêu nhau say đắm. Tuy nhiên, chuyện tình của họ bị Ngọc Hoàng chia cắt. Sau này, hai người chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần trên cầu Ô Thước vào đúng ngày 7/7 âm lịch.
Do đó, Thất Tịch còn được coi là ngày lễ tình nhân của người phương Đông.
Thất Tịch 2024 - 7/7 âm lịch là rơi vào thứ mấy, là ngày nào dương lịch?
Thất Tịch 2024 rơi vào thứ Bảy, ngày 10/8 dương lịch.
Tại mỗi quốc gia, người dân lại có cách tổ chức ngày lễ Thất Tịch khác nhau.
- Trung Quốc
Tại Trung Quốc, Thất Tịch là một ngày lễ quan trọng, còn được gọi là lễ Khất Xảo. Đối với giới trẻ hiện nay, ngày này còn được coi như ngày lễ Valentine phương Đông.
Vào ngày này, phụ nữ xưa thường cầu nguyện để có đôi bàn tay khéo léo. Các cô gái trẻ sẽ bày ra các vệt dụng tự tạo để mon glayas được người chồng tốt. Ngoài ra, đây cũng là dịp lễ thể hiện sự tôn tính của con người với tự nhiên, với những người phụ nữ giỏi giang.
- Hàn Quốc
Đối với người Hàn Quốc, ngày 7/7 âm lịch hằng năm được gọi là lễ Chilseok. Trong lễ này, người ta sẽ tắm, ăn mì và bánh nướng để mong muốn có sức khỏe tốt. Đây cũng được coi là lễ hội thưởng thức đồ ăn từ lúa mì vì người ta cho rằng sau ngày này những con gió lạnh ập đến sẽ làm mất hương vị của lúa mì.
- Nhật Bản
Với người Nhật, ngày 7/7 âm lịch được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết các mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc được gọi là Tanzuku. Sau đó, người ta treo giấy lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống thịnh vượng, gặp nhiều may mắn. Ngoài ra, người trẻ còn hay đến các đền thờ để cầu nguyện, mong gặp được người thương như ý.
- Việt Nam
Ở Việt Nam, ngày 7/7 âm lịch hằng năm thường được gọi là ngày ông Ngâu bà Ngâu. Vào ngày này, giới trẻ có thể đi chùa để cầu may mắn, bình an cho bản thân và gia đình. Những người độc thân thường đi chùa cầu duyên, mong sớm gặp được ý trung nhân, tình duyên thuận lợi.
Vài năm trở lại đây, giới trẻ truyền nhau rằng ăn chè đậu đỏ trong ngày lễ Thất Tịch để có tình duyên như ý. Tuy nhiên, đây không phải phong tục truyền thống ở nước ta. Trên thực tế, đây chỉ là một sự nhầm lẫn của một số bạn trẻ về phong tục trong ngày lễ Thất Tịch. Câu chuyện được cho là xuất phát từ việc người Trung Quốc sử dùng hạt hồng đậu trong ngày Thất Tịch. Nhưng do một số người nhầm lẫn giữa hạt hồng đậu và hạt đậu đỏ nên đã tạo ra sự hiểu lầm. Hạt hồng đậu là một loại hạt cứng có màu đỏ, thường được xâu chuỗi để kết vòng. Hạt này không ăn được và hoàn toàn khác với hạt đậu đỏ dùng để nấu chè.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Thất Tịch 7/7 Âm lịch: '3 nên - 1 chớ' phải nhớ để gọi lộc may, viên mãn đủ đầy
-
3 việc kiêng kỵ không nên làm trong ngày Thất Tịch 7/7 Âm: Đó là gì?
-
Ngày Thất Tịch 7/7 Âm: Làm 3 việc này may mắn cả năm
-
Đúng Thất Tịch 7/7 Âm lịch: 3 tuổi được lộc Trời ban, đỏ cả Tình lẫn Tiền
-
Loại cây trấn lộc - giữ tiền tài, trồng trước cửa con cháu 3 đời phú quý