Mít chín cây luôn là một món khoái khẩu được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi bổ mít, chúng ta thường thấy nhựa mít dính đầy trên dao rất khó làm sạch. Hãy áp dụng mẹo nhỏ dưới đây, sau khi bổ mít chỉ cần chùi nhẹ là sạch bong, thực sự vô cùng thuận tiện.
Thủ thuật bổ mít không còn lo đến vấn đề dao dính nhựa
+ Hơ lửa
Khi dao bổ dính nhựa mít, bạn có thể dành khoảng 1 đến 2 phút hơ trực tiếp dưới lửa. Sau đó, chỉ cần lau nhựa vào giẻ/giấy rồi vứt đi, vậy là đã có con dao như mới.
+ Dùng màng bọc thực phẩm
Cũng hoàn toàn có thể áp dụng mẹo khi cắt bánh chưng bằng dao, bạn hãy bọc một lớp màng bọc thực phẩm quanh dao trước khi tiến hành bổ mít. Ngay sau khi bổ, bạn hãy quấn lớp màng bọc này rồi vứt đi. Tuy nhiên, khi làm theo cách này sẽ làm giảm độ sắc bén của dao.
+ Dùng dầu ăn
Để làm bề mặt dao trơn để giảm độ bắt dính của nhựa mít, bạn có thể bôi một lớp dầu ăn mỏng trước khi bổ. Còn sau khi bổ xong, bạn cũng có thể thoa dầu ăn rồi chà rửa. Nhưng nhớ hãy dùng bông hoặc túi nilon tránh đứt tay.
+ Sử dụng gạo
Một cách đơn giản mà nhiều người thường sử dụng là trước và sau khi bổ mít, bạn hãy xoa tay và dao vào trong thùng gạo với thời gian khoảng 2 đến 3 phút để phần cám gạo bám vào dao. Nó sẽ làm giảm độ bắt dính của nhựa mít. Sau khi ăn xong, bạn cũng có thể lau sạch nhựa mít một cách dễ dàng.
+ Cho dao vào ngăn đá tủ lạnh
Một cách khá hay và đơn giản nữa là bạn hãy cho dao bổ mít vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó để khoảng 1 giờ cho nhựa mít cứng lại. Tiếp đó, bạn cho dao ra và gỡ bỏ dễ dàng.
Những người tuyệt đối không nên ăn mít
Mít là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe nhưng thực tế, mít là một loại trái cây không “lành” với tất cả mọi người, đặc biệt là với những người mắc các bệnh dưới đây.
- Bệnh gan nhiễm mỡ: Mít có chứa nhiều đường không hề tốt cho gan và còn rất dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ và có kèm viêm gan vừa hoặc nặng thì hãy nên hết sức cẩn thận khi ăn mít.
- Bệnh tiểu đường: Mít là loại quả có chứa nhiều đường fructose và đường glucoza, khi nạp vào sẽ được cơ thể hấp thu ngay, do đó dẫn đến hàm lượng đường trong máu sẽ tăng cao nhanh chóng.
- Bệnh suy thận mạn: Mít là thực phẩm rất giàu Kali. Do đó, nếu thận suy, không làm tốt chức năng của mình sẽ khiến kali bị ứ đọng lại, từ đó dẫn đến tăng kali máu.
- Người bị suy nhược và sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu thì khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó tiêu gây ra cảm giác khó chịu, tim cũng phải làm việc nhiều nên có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.
- Các bệnh mãn tính: Những người hiện có bệnh mãn tính nếu thèm quá thì chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi. Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều, tối đa chỉ khoảng 3 đến 4 múi/ngày.