Thấy dấu hiệu này khi đi tiểu cần tới bệnh viện ngay kẻo ung thư giai đoạn cuối

( PHUNUTODAY ) - Thấy dấu hiệu này khi đi tiểu cần tới bệnh viện ngay kẻo ung thư giai đoạn cuối - cứu không kịp.

 

Đau đầu khi đi tiểu là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh

Anh Hoàng sống tại một thị trấn nhỏ ở Nam Kinh, Trung Quốc gần đây tiết lộ với bác sĩ rằng, anh luôn cảm thấy bị đau đầu mỗi lần đi tiểu. Mới đầu, triệu chứng đau đầu nhẹ xuất hiện nên anh không để ý, sau đó cơn đau càng ngày càng trầm trọng hơn, khiến anh cảm thấy rất lo lắng.

Không dừng lại, mỗi lần đi tiểu sau đó, có lúc anh cảm thấy tim đập nhanh hơn, đau đầu muốn ngã xỉu. Khi vào bệnh viện khám, bác sĩ khẩn trương tiến hành kiểm tra siêu âm và nội soi bàng quang. Đáng tiếc là kết quả khám bệnh lần này cho biết, anh đã có tế bào khối u trong bàng quang, có tên là u tủy thượng thận (pheochromocytoma).

Theo bác sĩ Trần Trác, Giám đốc khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Đông Tây y kết hợp, Thành phố Nam Kinh (TQ) cho biết, bệnh này khá hiếm gặp, nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác và coi nhẹ tình trạng bệnh. Những bác sĩ thiếu kinh nghiệm cũng có thể không phát hiện ra.

Biểu hiện chủ yếu của bệnh này là những cơn tăng huyết áp dao động, nhịp tim nhanh. Người bệnh đột nhiên cảm thấy đau đầu dữ dội, đánh trống ngực, run chân tay, đau ngực, mắt nhìn mờ, vã mồ hôi, da xanh tái, huyết áp có thể lên tới trên 200mmHg (huyết áp tối đa).

Đồng thời, nhịp tim cũng tăng rất cao. Bệnh nhân thường gầy nhanh hoặc sút cân không rõ nguyên nhân, nhu cầu ăn giảm, khẩu vị ăn uống kém, thay đổi tính tình và cảm thấy mệt mỏi.

 

Dấu hiệu báo bệnh qua nước tiểu

Theo ông Steele, khi nghĩ về màu của nước tiểu, một điều quan trọng cần nhớ là các thực phẩm, đồ uống và dược phẩm có thể tác động đến nó. Chẳng hạn như thuốc nhuận tràng có thể khiến màu nước tiểu sẫm màu hơn. Một ví dụ khác là, măng tây và phẩm màu có thể biến nước tiểu thành màu xanh dương hoặc xanh lục.

Tuy nhiên, nước tiểu sủi bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo ai đó đang ăn quá nhiều protein và cần phải cắt giảm bớt lượng dưỡng chất này.

Về sắc độ màu của nước tiểu liên quan đến sức khỏe, ông Steele nói, nước tiểu trong có thể là dấu hiệu chứng tỏ một người được cung cấp nước đầy đủ. Dẫu vậy, nó có thể vì chủ nhân đang dùng thuốc hoặc đồ uống lợi tiểu như cà phê hay rượu cồn, khiến họ có nhu cầu tiểu tiện thường xuyên hơn.

Vị bác sĩ đáng kính lý giải, các quả thận của chúng ta có 2 chức năng chính: một là lọc bỏ chất độc, tạo ra chất thải và đưa nó ra ngoài cơ thể; hai là cân bằng chất lỏng trong cơ thể, trong đó chất lỏng thu nạp được từ ăn uống và các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể cũng như mất mát qua quá trình tiết mồ hôi.

Nước tiểu có màu vàng đậm đồng nghĩa với cơ thể bị mất nước nhiều hơn. "Vào buổi sáng, bạn có thể nhận thấy nước tiểu của mình sẫm màu hơn vào buổi tối. Hiện tượng này vì vào ban đêm, bạn nằm không làm gì và các quả thận của bạn tích cực hoạt động để tinh lọc các ảnh hưởng độc hại. Nước tiểu vàng đậm có thể báo hiệu các vấn đề về gan, một chứng bệnh có thể gây vàng cả mắt và da", ông Steele cho biết thêm.

Tuy nhiên, màu nước tiểu đáng chú ý nhất là hồng hoặc đỏ tươi. Nếu một người thải ra nước tiểu màu đỏ, đó có thể vì họ đã ăn một số thực phẩm nhất định vào đêm trước đó, chẳng hạn như củ cải đường, quả mâm xôi hay cây đại hoàng. Dẫu vậy, đây cũng có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng hơn của chứng nhiễm trùng từ thận đi xuống bàng quang và niệu đạo, hay khối u hoặc sỏi thận.

Tác giả: Ngọc Lê