Nghỉ việc, thẻ bảo hiểm y tế đã cấp có giá trị đến khi nào?
Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Khi người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động phải kịp thời lập hồ sơ báo giảm BHXH gửi tới cơ quan BHXH.
Theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595, trường hợp người sử dụng lao động lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Như vậy, thẻ BHYT đã cấp sẽ có giá trị sử dụng để khám chữa bệnh BHYT đến hết tháng mà doanh nghiệp báo giảm người tham gia BHYT.
Nghỉ việc, người lao động có thể đóng tiếp BHYT không?
Sau khi nghỉ việc, thẻ BHYT của người lao động được cấp tại doanh nghiệp sẽ hết giá trị sử dụng tại tháng doanh nghiệp báo giảm lao động.
Để tiếp tục được hưởng quyền lợi BHYT khi khám chữa bệnh, người lao động có thể tự tham gia BHYT.
Theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT do cơ quan BHXH đóng hoặc do nhân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng, người dân có thể tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình.
Nếu ngay sau khi nghỉ việc ở doanh nghiệp, người lao động tham gia BHYT hộ gia đình thì sẽ được cấp thẻ BHYT mới có giá trị nối tiếp với ngày hết hạn của thẻ cũ.
Mức hưởng của thẻ BHYT mới là 80%. Như vậy, nếu đi khám chữa bệnh đúng tuyến, người bệnh sẽ được thanh toáng 80% chi phí khám chữa bệnh.
Nơi mua BHYT hộ gia đình
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 505/BHXH, đại lý thu hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người dân cư trú sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ tham gia BHYT hộ gia đình và cũng là nơi cấp thẻ BHYT cho người dân.
Mức đóng BHYT hộ gia đình
Theo Điểm e, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2022 như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức đóng BHYT hộ gia đình hiện tại là:
Người tham gia BHYT theo hộ gia đình có thể mua đóng BHYT định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng.
Người đại diện hộ gia đình sẽ trực tiếp nộp tiền đóng BHYT cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHYT tại cấp xã, phường, thị trấn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Lương hưu trong tháng 9 thay đổi như thế nào? Bảng lương công nhân viên chức năm 2022?
-
Những loại giấy tờ, đồ đạc không nên cho mượn kẻo gặp rủi ro, bị phạt tiền
-
Nàng phi được sủng ái nhất hậu cung nhưng "ra đi" chỉ vì một điều trái ngang
-
Chính sách tiền lương công chức, viên chức mới nhất: Hệ số tiền lương thay đổi ra sao?
-
Đổ xăng đừng hô đầy bình hay 50 ngàn: Có 1 cách thông minh giúp tiết kiệm hơn nhiều