Nguyên liệu cần có:
- Vịt: 1/2 con - Dứa: 1 quả
- Nấm hương - Mật ong: 2-3 thìa
- Sốt chua cay - Đường: 1 thìa
- Muối: 1/2 thìa - Rượu trắng: 150ml
- Gừng - Chanh: 1 quả
- Hạt tiêu: 1/2 thìa cà phê
Số lượng các nguyên liệu trên ra sao, sẽ tùy thuộc vào sở thích và số lượng người ăn. Bạn có thể tùy chỉnh tăng giảm cho phù hợp với bạn và gia đình.
Cách làm món vịt nướng nấm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Để nấu món ăn này, bạn nên chọn thịt vịt từ những con vịt đã mọc hết lông măng, vì khi nướng thịt sẽ được ngọt và dai hơn.
Thịt vịt sau khi mua về thì đem đi rửa sạch, nếu còn lông măng bị sót lại, bạn hãy nhặt bỏ hết. Trong trường hợp, bạn mua vịt sống về thịt, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn là mua thịt sẵn. Bởi vì làm sạch lông vịt tương đối khó nếu không biết cách làm sạch. Nếu không, bạn có thể đi đến chợ chọn một con vịt sống sau đó đưa cho người bán xử lý hộ, chỉ cần mang về nhà nấu là được.
Tuy nhiên, thịt vịt luôn có một mùi hôi khá đặc trưng. Nên nếu như bạn muốn nấu món vịt nướng nấm thơm ngon, bạn phải khử được mùi hôi này. Bằng cách sử dụng một lát gừng hoặc muối trắng chà sát lên toàn bộ bề mặt trong và ngoài của vịt. Sau đó, rửa sạch lại vịt một lần nữa và để ráo. Tiếp đến, dùng một chiếc nĩa hoặc que nhọn xiên nhiều vết nhỏ trên bề mặt da vịt. Làm như vậy thì khi nướng, vịt sẽ được ngấm tốt gia vị hơn.
Qủa dứa gọt sạch vỏ, bổ ra làm bốn rồi thái nhỏ. Chanh tươi thái thành các lát mỏng. Phần nầm hương có thể sử dụng nấm khô ngâm nở hoặc nấm tươi. Rửa sạch nấm và cắt nhỏ.
Bước 2: Ướp vịt
Thịt vịt sau khi rửa sạch thì cho vào bát. Uớp thịt vịt cùng 150ml rượu trắng, 1/2 thìa cafe hạt tiêu và 1/2 thìa muối. Dùng tay xoa nhẹ lên bề mặt để vịt ngấm gia vị. Để nguyên như vậy trong khoảng từ 30-45 phút để vịt thấm gia vị hơn.
Bước 3: Làm sốt nấm
Ngoài nguyên liệu chính là thịt vịt thì sốt nấm còn có thể được coi là linh hồn của món ăn này. Nếu bạn muốn có thể hoàn thiện món vịt nướng nấm thật ngon thì phải đặc biệt chú ý việc làm nước sốt nấm này.
Đặt chảo lên bếp. Đợi đến khi chảo nóng thì cho dầu ăn vào. Cho thêm 2 thìa sốt chua cay vào, đến khi sốt được đun sôi nhẹ thì cho nấm hương vào đảo đều tay. Đảo đều cho đến khi thấy nước sốt sệt lại thì thêm 1 thìa đường và 2-3 thìa mật ong vào. Sau đó nêm nếm thêm các loại gia vị khác cho vừa ăn là được. Trong trường hợp, sốt không được đặc, sánh như mong muốn, bạn có thể cho vào nồi một ít bột năng pha loãng với nước. Bột năng sẽ giúp tạo độ sánh cho nước sốt.
Bước 4: Nướng vịt
Trước khi làm vịt vào lò nướng, bạn cần làm nóng lò trước với mức độ nhiệt 180 độ C, làm nóng trong 10 phút.
Sau đó, bạn xếp dứa vào khay nướng, dàn đều ra cho bằng với kích thước miếng vịt. Tiếp đến thì đặt phần thịt vịt lên trên, phủ lên phần dứa còn lại và một vài lát chanh. Nướng thịt trong khoảng 20 phút thì lấy ra. Kiểu tra thịt chín hay chưa bằng cách dùng một que xiên nhỏ xiên vào thịt.
Trong trường hợp không có nước đỏ chảy ra thì có nghĩa là thịt đã chín và đã có thể thưởng thức. Nếu thích vịt có màu vàng sậm thì tăng nhiệt lên một chút, nướng thêm 5 phút nữa để lớp da xém nhẹ. Còn không bạn có thể ăn theo kiểu chín tới cũng có thể được.
Cuối cùng, sau khi lấy vịt ra và bày lên đĩa, bạn hãy rưới phần nước sốt đã chuẩn bị lên trên là có thể thưởng thức được rồi. Món ăn này, nếu có thể ăn kèm với cơm nóng hay ăn không đều sẽ rất hấp dẫn. Nếu sợ nhanh ngấy, có thể thêm một chút rau xà lách, rau mầm và dưa chuột vào ăn cùng, đảm bảo món ăn sẽ thơm ngon hơn rất nhiều đó.
Tác giả: Minh Hằng
-
Luộc vịt đừng chỉ dùng nước lạnh và gừng: Thêm thứ đơn giản này thịt vịt hết hôi, mềm, ngon, ngọt ai cũng khen
-
Tưới thứ này lên con vịt, vặt sạch lông măng cực dễ lại còn khử hôi hiệu quả
-
Chán vịt luộc, mách mẹ 3 cách nấu lẩu vịt đơn giản, thơm ngon, không hôi
-
Học ngay 3 công thức nấu món ăn với thịt vịt mới lạ, đậm đà và siêu ngon
-
Làm vịt om sấu chỉ cần thêm 1 loại nước này đảm bảo thịt hết hôi, mềm thơm cả nhà ai cũng mê