Thực đơn dinh dưỡng của bé 3 tuổi

( PHUNUTODAY ) - Giờ đây, bé đã có thể đã quá quen với cơm và một số món ăn thân thuộc rồi. Nhưng khi bé được 3 tuổi, các mẹ có nên bổ sung thực đơn cho bé?

Thực đơn dinh dưỡng của bé 3 tuổi

Dù bé của nhà bạn có lười ăn hay ăn giỏi tới đâu thì các mẹ cũng nên chú ý đến thực đơn dinh dưỡng cho bé khi bé được 3 tuổi đấy nhé.

Khi bé được 3 tuổi trong thực đơn dinh dưỡng của bé gồm những gì?

Đến giai đoạn này, các bé đã nghịch lắm rồi, bởi các bé bắt đầu biết chạy và hoạt động cũng nhiều hơn vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng rất cao và các mẹ cũng nên lên kế hoạch cho chế độ dinh dưỡng của các bé nhé.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì các mẹ cần duy trì cho trẻ ăn 5 bữa/ ngày. Trong đó, bé sẽ ăn 3 bữa chính (sáng - trưa - tối), 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và lúc xế chiều. Mẹ lưu ý, thực đơn cho bé 3 tuổi cần đảm bảo cung cấp các nhóm thực phẩm với lượng thức ăn như sau:

+ Từ 200 – 250g gạo tẻ, tuy nhiên, nếu các mẹ đã nấu bún, mì, phở thì rút bớt gạo đi.

+ Từ 150 – 200g chất đạm (thịt, cá tôm). Chia 4 bữa mỗi bữa: 40g

+ 40g dầu mỡ chia 4 bữa, mỗi bữa 10g = 2 thìa cà phê.

+ Từ 200g – 250g rau xanh.

+ Khoảng 200g quả chín.

+ Từ 400 – 500ml sữa

Khi bé được 3 tuổi, các mẹ nên bổ sung dinh dưỡng gì cho bé?

Đây là lượng dinh dưỡng mà các mẹ nên cho các bé ăn. Trong đó:

Tinh bột chiếm 6 phần/ngày tương đương với 3 chén cơm/ngày

Trái cây/rau xanh chiếm 5 phần trong ngày (1 phần rau xanh = 1/2ly sữa; 1 trái chuối, 3/4 ly nước cam; 2 nhánh bông cải xanh)

Chất đạm 2 phần/ngày (1 phần đạm = 1/2 quả trứng + 50g thịt, cá, tôm; 1/4 chén đậu nấu chín; 4 thìa bơ đậu phộng)

Sữa 2 phần/ngày (1 phần sữa = 1 ly sữa hoặc 1 hộp sữa chua)

Trên đây, là những cách thức tính lượng thức ăn và cách chia cho các bé, tuy nhiên, các mẹ có thể tham khảo một bảng chế độ ăn chi tiết cho trẻ trong 1 tuần dưới đây nhé:

Giờ

Thứ 2 + 4

Thứ 3 + 5

Thứ 6 + Chủ nhật

Thứ 7

7h

– Sữa đậu nành hoặc sữa bột: 200ml

– Bánh mì kẹp trứng: ½ cái

– Cháo thịt lợn: 1 bát con
– Sữa: 200ml

– Phở thịt bò: 1 bát con
– Sữa chua: 100ml

– Cháo thịt gà: 1 bát con
– Sữa 200ml

11h

– Cơm nát: 2 lưng bát con
– Đậu + thịt + trứng viên rán hoặc hấp.
– Canh cua mồng tơi rau đay
– Chuối tiêu 1 quả

– Cơm nát: 2 lưng bát con
– Thịt viên sốt cà chua
– Canh rau ngót nấu thịt nạc
– Quýt ngọt 1 quả

– Cơm nát: 2 lưng bát con
Trứng tráng thịt
– Canh cá nấu chua
– Rau muống xào tỏi
– Dưa hấu 1 miếng 200g

– Cơm nát: 2 lưng bát con
– Cá sốt cà chua
– Canh cải nấu tôm
– Xoài chín: 200g

14h

– Sữa: 20ml

– Sữa: 20ml

– Sữa: 20ml

– Sữa: 20ml

16h

– Cháo trứng: 200ml

– Cháo gan: 200ml

– Cháo thịt gà: 200ml

– Cháo lươn: 200ml

19h

– Cơm nát: 2 lưng bát con
– Thịt bò xào giá.
– Canh rau ngót nấu thịt.
– Hồng xiêm 1 quả

– Cơm nát: 2 lưng bát con
– Thịt nạc vai băm rim nước mắm
– Canh cải nấu cá
– Chuối tiêu 1 quả

– Cơm nát: 2 lưng bát con
Trứng sốt cà chua
– Canh cua rau ngót
– Quýt ngọt 1 quả

– Cơm nát: 2 lưng bát con
– Thịt viên sốt cà chua
– Canh rau ngót nấu thịt nạc
– Đu đủ 200g

20h

– Sữa: 20ml

– Sữa: 20ml

– Sữa: 20ml

– Sữa: 20ml

Khi bé được 3 tuổi, bé phát triển như thế nào?

+ Ngôn ngữ

Khi bé được 3 tuổi thì ngôn ngữ của bé đã phát triển rất tốt. Bé có thể nói được hầu hết các từ, nghe được câu chuyện từ 10 -15 phút. Nói được tên tuổi của mình, ba mẹ, địa chỉ, số điện thoại.

Ngoài ra, bé có thể trả lời được câu hỏi của người lớn gồm 5 -6 từ, nhắc lại được các cụm từ khi nghe người khác nói nữa đấy nhé.

+ Thể trạng

Ở giai đoạn này nặng khoảng từ 13 - 14 kg đối với bé trai và 12 - 14kg đối với bé gái. Bé có thể chạy nhảy một cách linh hoạt, chơi được đá bóng, bước lên cầu thang thành thạo.

Không chỉ vậy, các bé cũng biết sử dụng xe đạp 3 bánh, biết ném đồ vật lên cao để nô đùa.

>Thực phẩm ăn khi mang thai con sẽ thông minh và khỏe mạnh
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Muốn con thông minh và khỏe mạnh bạn hãy ăn những thực phẩm dưới đây khi mang thai!
>Top những "thủ phạm" gây ợ nóng cho bà bầu
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Các nghiên cứu đã chứng minh rằng uống rượu khi mang thai không những làm gia tăng tình trạng ợ nóng mà còn làm giảm sự phát triển của bào thai.

Tác giả: Trần Thị Hà Nhi