Liên quan tới vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời:
Sau khi mắc Covid-19, dù đã tiêm vắc-xin rồi hay chưa tiêm vắc-xin thì bạn cũng đã có kháng thể tự nhiên rất mạnh, nên hiện tại không cần phải tiêm mũi thứ 2 theo lịch. Theo các nghiên cứu trên thế giới và nhiều nước đang áp dụng, khoảng 6 tháng sau khi khỏi bệnh, bạn có thể tiêm thêm 1 mũi vắc-xin.
Giải tỏa nỗi lo vắc-xin, xét nghiệm và F0
Những ngày qua, nhiều người hỏi, thậm chí là tin đồn xung quanh mối liên quan giữa vắc-xin và xét nghiệm, vắc-xin và độ nặng của bệnh Covid-19.
Đầu tiên là tin đồn vắc-xin ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Một số người đi tiêm về vài hôm, phát hiện đã thành F0 và cho rằng do vắc-xin mà kết quả xét nghiệm bị sai, suy nghĩ đó không đúng. Nếu bạn tự test nhanh và dương tính, bạn đã thực sự bệnh, phải tự cách ly và thông báo với y tế địa phương ngay.
Không có chuyện vắc-xin gây dương tính giả. Vì vắc-xin không sinh ra... đàn virus trong cơ thể, mà nó tạo ra kháng thể giúp bạn phòng bệnh. Hai thứ không liên quan. Xét nghiệm PCR hay xét nghiệm nhanh kháng nguyên là để tìm dấu hiệu của virus trong dịch mũi họng, khác với xét nghiệm nhanh kháng thể. Xét nghiệm hiện tại cơ quan y tế dùng để sàng lọc F0 là PCR hoặc test nhanh kháng nguyên. Test nhanh mua ở nhà thuốc cũng là test nhanh kháng nguyên.
Test nhanh kháng thể chỉ dùng trong mục đích nghiên cứu và dịch tễ để đánh giá hiệu quả của vắc-xin hay tìm những người tự nhiễm, tự hết bệnh mà không hay (chưa chích vắc-xin vẫn có kháng thể trong máu).
Còn chuyện mới tiêm vắc-xin gần đây mà đã mắc bệnh, chắc chắn không thể làm bệnh nặng thêm, vì vắc-xin chỉ giúp tạo ra kháng thể chống lại bệnh chứ không thể làm mạnh thêm con virus! Tiêm vắc-xin lâu rồi mới bệnh (từ 2 tuần trở lên), càng có cơ hội bệnh nhẹ đi.
Điều cần lưu ý là nếu mới tiêm mũi 1 được vài ngày mà đã dương tính thì vắc-xin lúc đó chưa thể giúp bạn sinh ra kháng thể và làm bệnh nhẹ đi, bạn sẽ có nguy cơ tương đương người chưa tiêm. Do đó cần phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe, cố ăn uống, tập thể dục, sinh hoạt điều độ. Nếu có dấu hiệu trở nặng thì liên hệ với y tế địa phương hoặc tìm hỗ trợ từ các tổng đài tư vấn cho F0.
Tác giả: Thạch Thảo
-
2 sai lầm khi cho F0 tự thở oxy tại nhà, khiến tình trạng bệnh càng nặng
-
8 quy tắc vàng trong ăn uống có thể giúp bạn kéo dài thêm 20 năm tuổi thọ
-
Những loại quả dễ khiến cân nặng tăng nhanh, nhiều người thản nhiên ăn mà không biết
-
4 loại nước 'hủy diệt' thận trong nháy mắt mà người Việt vẫn uống hàng ngày, nhất là giới trẻ
-
Đem cà chua nấu với 2 thứ này, vừa ngon lại bổ hơn nhân sâm, nhiều người bỏ phí mà không biết