Tổ tiên chỉ dạy: “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang”, ý nghĩa là gì?

( PHUNUTODAY ) - Những điều liên quan đến tang lễ, người đã khuất... luôn ẩn chứa phía sau nhiều câu chuyện tâm linh, kỳ bí khó giải thích và luôn tạo sự tò mò cho con người. Người xưa vẫn thường có câu nói phổ biến đến tận ngày nay: “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang".

Vào thời cổ đại, những vấn đề tang lễ này phức tạp hơn nhiều so với bây giờ. Vậy người xưa nói câu này có dụng ý gì?

Mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang

Thời cổ đại, con người cho rằng mưa tuyết là sáng tạo của trời đất, là tinh hoa của vạn vật trên đời, có thể nuôi dưỡng vạn vật, là cơ sở để vạn vật sinh tồn, sinh sôi.

Mưa hoặc tuyết rơi xuống mộ sẽ mang lại sự sống mới, người đã khuất sẽ phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, thịnh vượng. Hiện tượng này là điềm lành, điềm báo may mắn cho gia đình đã chôn cất.

Theo người xưa, nếu sau khi mai táng mà trời mới đổ mưa, những hạt mưa rơi xuống xuống mộ thì đó chính là những giọt nước mắt cảm động của ông trời. Ông trời sẽ phù hộ cho gia chủ của người đã khuất gặp được nhiều điều may mắn, hạnh phúc, phú quý, giàu sang.

Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ

Mọi người đều biết rằng vào thời cổ đại, có những con đường đất nên sau cơn mưa, đường lầy lội, đi lại khó khăn. Nếu trời mua, việc di chuyển quan tài rất khó khăn nên người xưa tin rằng đây là biểu tượng của sự xui xẻo. Người xưa cũng cho rằng nếu khi đưa tang mà gặp trời xưa thì quan tài sẽ bị nước mưa làm ướt hết, cuộc sống sau này của họ sẽ gặp xui xẻo ngày càng nghèo khó.

Một lý do nữa khiến người xưa nói: “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ” cũng bởi, khi xưa người mất chưa được chôn cất luôn mà được để trong nhà thêm vài ngày. Nếu trời mưa trước khi quan tài được chôn cất thì điều này càng làm ảnh hưởng đến tiến độ an táng. Và khi tang lễ chưa xong nghĩa là thể xác của người qua đời chưa được yên ổn, thanh thản. Thế nên dân gian mới cho rằng, mưa rơi trên quan tài là một điều xui xẻo, đen đủi cho gia chủ có đám tang.

Như vậy, trong quan niệm của người xưa thì khi đang tổ chức mai táng mà gặp trời mưa thì đó là chuyện không may. Còn khi đã lo liệu xong đám tang mà trời đổ mưa thì đó là báo hiệu của điềm may. Với xã hội hiện nay, câu chuyện nắng mưa khi nhà có tang không phải là điều quá quan trọng. Mưa hay nắng, may hay rủi, cũng chẳng ai còn tâm trí mà nghĩ ngợi. Chỉ biết thành tâm tổ chức trọn vẹn tang lễ cho người đã khuất, tiễn biệt họ một đoạn đường cuối cùng, có như vậy mới cảm thấy an lòng, vơi bớt nỗi buồn.

Tác giả: Mộc