Tổ Tiên dặn cấm sai: 'Canh ba chớ tham dục', vế sau mới quan trọng nhưng ít ai làm được

( PHUNUTODAY ) - Những lời dạy của người xưa cho tới nay vẫn vẹn nguyên giá trị, trong đó nổi bật có một câu đó là: "Canh ba chớ tham dục", nửa vế sau là gì bạn biết không?

Từ xa xưa đến nay, ai cũng biết rằng đề giữ gìn sức khỏe thì việc ăn ngủ điều độ là cực kỳ quan trọng. Đúc rút trong một câu ngắn ngủi, người xưa nói: "Canh ba chớ tham dục, nửa đêm chớ tham ăn", hãy cùng tìm hiểu rõ.

Thứ nhất, canh ba chớ tham dục

Canh ba là khoảng thời gian từ mười một giờ đêm cho đến một giờ sáng, theo như quan niệm của thời cổ đại. Cho đến thời điểm này, theo như đồng hồ sinh học bình thường, cơ thể con người bắt đầu tiết ra melatonin, tức là báo hiệu người ta đã đến giờ đi ngủ. Cũng trong khoảng thời gian này, bộ phận gan trong cơ thể sẽ hoạt động tích cực nhất, bắt đầu quá trình đào thải một số chất độc tích tụ ở trong cơ thể.

Vào thời gian này, nếu như bạn không nghỉ ngơi tốt, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng thải độc của gan, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến những những cơ quan khác ở trong cơ thể. Đáng chú ý, đây chính là thời điểm vàng để tái tạo năng lượng cũng như tái tạo tế bào cũng như phát triển thể chất cho con người.

Trong câu nói này, cụm từ “tham dục” ám chỉ cuộc sống chăn gối về đêm. Đối với thời điểm này, đáng lẽ cơ thể cần phải được nghỉ ngơi bình thường để hồi phục năng lượng, cũng là thời gian để não bộ và một số cơ quan khác có thể “xả hơi”. Tuy nhiên, nếu như cơ thể có cuộc sống chăn gối vào khoảng thời gian này, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Hơn nữa, đối với chuyện chăn gối thì cả nam và nữ đều tốn kém rất nhiều sức lực. Thời điểm canh ba là lúc cơ thể nên được nghỉ ngơi sau một ngày dài mỏi mệt, nếu như bạn cứ cố làm việc quá sức, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi đủ mức, cơ thể vì thế cũng không thể khỏe mạnh. Chính vì thế, nếu như muốn duy trì mối quan hệ vợ chồng, mọi người có thể chọn thời gian phù hợp hơn cho chuyện chăn gối, đặc biệt là những khi cơ thể đã nạp đủ năng lượng cần thiết cho một ngày dài.

Thứ hai, nửa đêm chớ tham ăn

Nửa đêm trong câu nói này là một thuật ngữ chung. Thông thường, nó có thể đề cập đến khoảng thời gian sau 7 giờ tối. Ắt hẳn nhiều người khi nghe xong câu nói này sẽ cảm thấy vô cùng tò mò, chẳng phải giờ ăn cơm bình thường của con người vào buổi tối là khoảng 7 giờ hay sao, tại sao người xưa lại nhắc nhở không nên ăn vào giờ này?

Thực tế, ý nghĩa thực sự của câu nói này cần phải được nhìn nhận một cách rộng rãi hơn. Cụ thể, vào thời cổ đại con người thường xuyên làm việc cũng như nghỉ ngơi theo giờ của mặt trời mọc và mặt trời lặn. Theo đó, mặt trời sẽ mọc vào khoảng 5 cho đến 6 giờ sáng, mùa đông sẽ mọc muộn hơn là tầm 6 đến bảy giờ; thời gian mặt trời lặn là khoảng 5 đến 6 giờ tối. Vì thế theo người xưa, thời gian sau 7 giờ tối đã là quá muộn.

Chính vì lẽ này, câu nói “Nửa đêm chớ tham ăn” ý mong muốn giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Nguyên nhân bởi, hầu như người xưa thường đi ngủ rất sớm, họ không có trò chơi giải trí gì để giết thời gian trong khoảng thời gian này. Nếu như ăn uống sau 7 giờ tối, thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn quá ít ỏi nên sẽ không đủ để cho hệ tiêu hóa làm việc, từ đó gây ra gánh nặng cho đường tiêu hóa cũng như áp lực lớn cho cơ thể. Chưa kể, nếu ăn uống như thế này trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng béo phì; trong bối cảnh năng lượng dư thừa trong cơ thể không thể tiêu hao được sẽ tích tụ trong cơ thể và trở thành mỡ, tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau.

Trong xã hội hiện đại, cuộc sống của con người ngày càng bận rộn, lịch trình công việc dày đặc, ăn uống không điều độ, nghỉ ngơi không đúng giờ giấc. Vì thế, nhiều người đã hình thành nên thói quen ăn đêm, hầu hết những món này đều là những món nhiều dầu mỡ, nặng mùi; trong một thời gian dài sẽ gây gánh nặng cho dạ dày. Đó cũng chính là lý do tại sao những người trẻ hiện nay hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Hãy nhớ một điều quan trọng rằng, dù thời gian biểu có bận rộn hay căng thẳng như thế nào, mỗi người vẫn nên dành thời gian cho những bữa ăn lành mạnh, duy trì cho mình một cơ thể khỏe mạnh và cường tráng, rèn luyện những thói quen tốt từ khi còn trẻ, điều này sẽ rất có lợi cho cuộc sống sau này. Cuộc sống khi ít bệnh tật mới có thể thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc. Có thể nói, trí tuệ của người xưa thật đáng kinh ngạc. Có rất nhiều câu nói của cổ nhân về lẽ sống cũng như về sức khỏe, đạo làm người mà hậu thế phải nể phục và áp dụng theo.

Tác giả: Thạch Thảo