Đến ngưỡng 60, ai có 3 nỗi khổ khó nói này thì thật bất hạnh, càng già càng khổ

( PHUNUTODAY ) - Những năm tháng tuổi trẻ bôn ba qua đi, khi về già, họ có những mong muốn nhỏ nhoi mà chỉ có con cháu thảo hiền mới thấu hiểu.

Con người tuân theo quy luật tự nhiên, sinh lão bệnh tử, không ai có thể tránh khỏi. Những năm tháng tuổi trẻ bôn ba qua đi, khi về già, họ có những mong muốn nhỏ nhoi mà chỉ có con cháu thảo hiền mới thấu hiểu.

1. Sợ mâu thuẫn gia đình

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, giờ đây, quan hệ tình cảm giữa con, cháu và ông bà, cha mẹ thiếu đi sự chăm lo, trách nhiệm qua lại hai chiều. Con, cháu vì quá được cưng chiều, quen ỷ lại nên cũng ít có trách nhiệm đỡ đần, chia sẻ nỗi vất vả trong việc nhà với cha mẹ, ông bà. Khi lớn khôn, không ít người làm con, làm cháu cho rằng, việc xây dựng hạnh phúc gia đình chỉ cần dựa trên sự bảo đảm giá trị vật chất và tiền bạc là đủ; bởi theo họ, có tiền là có tất cả. Do quá mải mê làm kinh tế, họ gần như “khoán trắng” việc chăm sóc ông bà, cha mẹ, con cháu cho người giúp việc hoặc nhà trường. Do ít được quan tâm, chăm sóc, nên ở một số gia đình xuất hiện tình trạng: người già cô độc, con cháu học hành sa sút, đua đòi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

ve-gia-ai-co-3-noi-kho-nay-thi-that-bat-hanh-4

Hạnh phúc của người già rất đơn giản, chỉ cần được nhìn thấy gia đình êm ấm, mối quan hệ giữa các thành viên hòa hợp là đủ. Nếu như gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, mẹ chồng con dâu bất hòa, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ nhiều mà sinh bệnh. Con cái không hiểu cho họ lại càng oán trách thêm khiến cho người già khổ não mà khó nói ra.

Hơn nữa, kiểu gia đình nhiều mâu thuẫn hoàn toàn ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhỏ. Nếu gia đình giữ được êm ấm hòa thuận, mọi người cùng chia sẻ công việc gia đình với nhau, con cháu được sống trong một môi trường hạnh phúc, lấy người lớn làm gương, cũng sẽ lớn lên với một tâm hồn được tắm mát bằng những giá trị đạo đức tốt đẹp.

2. Sợ sự cô độc

Càng về già, người ta càng cần sự đồng hành, bầu bạn. Sống trong một căn nhà lớn, sang trọng mà chỉ có một mình thì cũng không khỏi cảm thấy lạnh lẽo. Bản thân con người chúng ta luôn cần bạn đồng hành. Chỉ cần có một người kề bên trò chuyện sớm tối, cùng đi dạo bộ hay tập thể dục cũng khiến người già cảm thấy hạnh phúc mãn nguyện.

Nếu gia đình đầy đủ ông bà cùng già đi, đó là một hạnh phúc to lớn bởi có người tâm sự, chăm sóc sớm tối. Nếu chẳng may, người bạn đời đi trước, họ lẻ loi bước tiếp, cuộc sống cô độc, cần lắm sự quan tâm của những người thân trong gia đình. Một người trẻ ngày nào cũng bận rộn với công việc, ngày ngày đến công ty rồi lại về nhà, nhiều khi cũng không khỏi cảm thấy cô đơn buồn chán. Huống hồ gì người già về hưu chỉ quanh quẩn trong căn nhà với việc nhà lặp đi lặp lại hàng ngày, không ai để ý đến họ, thật sự muốn vui cũng chẳng vui được.

3. Nỗi lo tài chính

ve-gia-ai-co-3-noi-kho-nay-thi-that-bat-hanh-7

Vấn đề cuối cùng là về kinh tế. Nếu như người ngoài 60 tuổi đã từng làm việc cho nhà nước hay công ty, được hưởng lương hưu, dù ít dù nhiều cũng là có thu nhập ổn định. Khi về già, họ có thể an tâm, không cần lo về vấn đề hôm nay ăn gì, mai uống gì. Nếu như không có lương hưu thì một khoản tiết kiệm gửi ngân hàng cho tuổi già cũng có thể giúp họ ổn định cuộc sống và tinh thần.

Trường hợp không có lương, cũng không có tiền tiết kiệm, người ngoài 60 chỉ có thể tự lao động, hoặc sống phụ thuộc vào con cái. Nếu con họ có điều kiện tốt, lại hiếu thuận thì đó không phải là vấn đề, nhưng nếu bản thân con cái cũng phải tính toán bữa ăn của mình, vất vả lo toan cuộc sống gia đình thì thật khó để mở lời. Khi đó, vấn đề tài chính sẽ là nỗi lo lắng của người già.

Nhìn chung, những vấn đề này rất thường gặp đối với người cao tuổi nhưng nó cũng không phải vấn đề lớn nếu như con cái hiếu thuận, hiểu chuyện. Vì thế, thế hệ con cháu cần quan tâm, đồng hành cùng cha mẹ lớn tuổi để họ có những ngày tháng tuổi xế chiều được thảnh thơi, bình yên, vui vầy bên gia đình, con cháu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link