Vì sao càng trưởng thành mới biết anh chị em ruột không bao giờ là người một nhà?

( PHUNUTODAY ) - Anh chị em cùng nhau lớn lên nhưng lúc đủ lông đủ cánh thì mỗi người sẽ có những sự lựa chọn riêng. Ở mỗi nơi mục tiêu khác nhau, gặp gỡ những con người khác nhau sẽ hình thành những quỹ đạo cuộc đời khác nhau.

Các cụ có câu: Anh em như thể tay chân, rách lòng đùm bọc, dở hãy đỡ đần.

Đây chính là câu ca dao, tục ngữ nhắc nhở những đứa con trong gia đình là anh em ruột rà phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Khi nói đến anh em thì đã thấy ý nghĩa tình thâm, ruột thịt bởi chẳng ai có thể cùng nhau khôn lớn từ những ngày thơ ấu, đến khi trưởng thành như những anh chị em trong cùng một nhà.

Tuy cùng mẹ sinh ra, lớn lên nhưng khi trưởng thành thì thật chua chát khi mà nhiều người nhận ra anh chị em không phải là người một nhà.

Sự khác biệt của mỗi cá nhân sẽ dẫn đến thái độ khác biệt về thái độ sống

Anh em một lòng thì hóa nguy thành may. Nhưng thực tế thì anh chị em khó mà tìm được tiếng nói chung với nhau. Đơn giản vì mỗi người sống trong gia đình nhưng lại có tính cách khác nhau, sở thích khác nhau và quan niệm sống cũng chẳng hề là giống nhau.

ve-gia

Cũng như ngoài xã hội thì dù được nuôi dưỡng chung trong gia đình nhưng mỗi đứa con đều có những bản ngã khác biệt. Điều này dẫn đến sự khác biệt cực kỳ lớn, thậm chí đối lập hoàn toàn giữa mối quan hệ con cái với nhau.

Cha mẹ nuôi con sẽ dễ dàng nhận ra, chỉ việc ăn uống cũng đã khác nhau.

Khi trưởng thành, mỗi đứa con có một lựa chọn riêng và định hình phong cách sống của mình thì sự khác biệt đó lại càng tạo nên khoảng cách.

Suy cho cùng thì không chung thái độ sẽ cực kỳ khó hợp nhau, trong bất kỳ mối quan hệ nào dù tốt đến mấy cũng theo thời gian làm tan loãng.

Những quỹ đạo và mục tiêu sống khác nhau

Hoàn cảnh gia đình khác nhau tạo nên quỹ đạo cuộc đời và mục tiêu theo đuổi khác nhau.

Chúng ta hãy thử nhìn vào gia đình con 1 mà xem. Những đứa con có thể dễ dàng dựa vào tình yêu thương duy nhất của cha mẹ dành cho mình để thay đổi cuộc sống. Nhưng đứa con sống trong gia đình có nhiều anh chị em lại khác. Chúng không thể cứ dựa dẫm vào cha mẹ mà phải dựa vào chính mình. Hoàn cảnh sống này dẫn đến những quỹ đạo khác biệt.

Anh chị em cùng nhau lớn lên nhưng lúc đủ lông đủ cánh thì mỗi người sẽ có những sự lựa chọn riêng. Ở mỗi nơi mục tiêu khác nhau, gặp gỡ những con người khác nhau sẽ hình thành những quỹ đạo cuộc đời khác nhau.

Đến khi mỗi người tìm được cho mình người bạn đời, thành gia lập thất, chịu ảnh hưởng bởi một nửa còn lại, quỹ đạo đó lại thêm một lần và nhiều lần nữa dịch chuyển.

Cứ như thế anh chị em trải nghiệm cuộc sống khác nhau dần sẽ có khoảng cách và đến một lúc nào đó không còn kết nối với nhau nữa.

anh-chi-em-ruot

Lợi ích kinh tế và xung đột tương ứng

Đến tuổi trưởng thành với nhiều tham vọng và những toan tính riêng để vun vén gia đình nhỏ của mình, anh em trong nhà sẽ có những mâu thuẫn.

Khi còn nhỏ anh em cãi nhau vì muốn được bố mẹ công nhận. Khi lớn lên vì lợi ích kinh tế thì anh chị em có thể xung đột để chiếm tài sản của cha mẹ.

Đối mặt với kinh tế ai cũng trở nên ích kỷ. Một khi sự phân chia của cha mẹ không đồng đều sẽ dẫn đến anh chị em đánh nhau.

Con người ai cũng có phần ích kỷ. Ai cũng mang những toan tính nhỏ nhặt của riêng mình, ngay cả cha mẹ trước mặt đứa con cũng không ngoại lệ.

Tất nhiên đây chỉ là một góc nhìn, chứ không phải gia đình nào anh em cũng trở nên xa lạ khi trưởng thành. Có những gia đình anh chị em sống chan hòa, biết bảo vệ và yêu thương lẫn nhau.

TAGS:anh chi em
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link