5 không làm vào ngày đầu năm mới
Không nói lời xui xẻo
Ngày mùng 1 tháng Giêng là ngày đầu tiên của năm mới. Đó là ngày chia tay cái cũ và chào đón cái mới, ngày quan trọng nhất trong năm. Mọi người sẽ chú trọng sự may mắn và hòa thuận.
Mọi người gặp nhau nói những lời chúc tốt lành: "Chúc mừng năm mới", "Năm mới an khang thịnh vượng", "Cầu được ước thấy"...
Mọi người không nên nói những lời không may mắn như chết, vỡ, hỏng, mệt, buồn, chán... Theo người xưa, những lời tiêu cực này không nên nói vào ngày đầu tiên của năm mới.
Nếu một đứa trẻ vô tình nói sai, thì người lớn cũng sẽ có lời nói để xí xóa đi...
Không cãi nhau
Người xưa có câu: "Hòa thuận sinh tài", "thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn"... Ngày đầu tiên của năm mới, gia đình nào cũng cần hưởng không khí vui vẻ, bình yên.
Cãi nhau là một việc rất dễ tổn thương, nó sẽ phá hỏng bầu không khí của năm mới và khiến mọi người cảm thấy tồi tệ.
Và những người hàng xóm sẽ chê cười khi họ nghe thấy lời khắc khẩu. Nếu có chuyện gì, chúng ta cứ bình tĩnh mà nói cho rõ ràng, không cần nổi xung, càng không cần "động chân động tay".
Kiêng quét nhà, đổ rác trong ngày Tết
Nhiều người truyền miệng với nhau, 3 ngày Tết mà quét nhà thì may mắn, tài lộc đầu năm sẽ trôi ra khỏi nhà. Do đó mà chiều 30 Tết, các gia đình thường dọn dẹp sạch sẽ để mùng 1, mùng 2 và mùng 3 không phải dọn dẹp. Nếu có quét nhà, người Việt thường quét tấp vào một góc nhà, chờ qua đủ 3 ngày Tết hoặc tới ngày cúng đưa ông bà mới bắt đầu hốt đi đổ.
Kiêng làm vỡ đồ
Một số gia đình Việt ngày nay vẫn cho rằng chén bát, ly tách hay đồ sành sứ mà bị vỡ bể, sứt mẻ trong những ngày đầu năm thì đó là dấu hiệu của "điềm xui rủi", gia đình dễ có những chuyện rạn nứt, bất hòa trong năm mới.
Không chỉ Tết, mà với những ngày trong năm, nhiều người cũng cho rằng khi ly chén bể thì đó là dấu hiệu có những điều không hay sắp xảy đến.
Không đánh vỡ
Ngày đầu tiên của năm mới là cần hòa bình và niềm vui. Làm vỡ đồ rõ ràng sẽ phá hủy bầu không khí tươi đẹp này. Vì vậy vào ngày đầu tiên của năm mới, hãy cẩn thận khi di chuyển đồ đạc, bê bát, cốc, chén...
Nếu chẳng may làm rơi vỡ, nhất định phải nhanh chóng nói "hàng năm bình an", "cả năm may mắn"... để hóa xui thành may.
Kiêng làm vỡ đồ
"Người ta truyền tai nhau kiêng quét rác ngày đầu năm, quan niệm rác là biểu tượng cho tiền, quét rác ra khỏi nhà tức là quét tiền tài là rất vô lý. Rác là những thứ làm con người giảm đi giá trị sức khỏe, mất thẩm mỹ, chướng ngại trong việc di chuyển, sinh hoạt trong gia đình. Không biết từ đâu người ta lại biến nó thành biểu tượng của tiền, người ta nghĩ rằng khi quét rác ra khỏi nhà là đẩy tiền ra bên ngoài", Thượng tọa trụ trì chùa Giác Ngộ nêu ý kiến.
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, ở trong các chùa chẳng những không hề tán đồng cho thói quen kiêng kỵ, mê tín đó, mà ngược lại từ Tết tới Rằm tháng Giêng mỗi ngày phải quét nhiều lần, ngày mùng 1 Tết là quét nhiều lần nhất. Đối với ngôi chùa nào có lượng du khách đông, ngoài quét thường xuyên nhiều lần còn phải rút chân nhang, quét bụi nhang nhiều lần. Thậm chí, ngoài việc đó còn phải nén tro nhang rớt trong lư hương không bị gió bay lên. Do vậy, Thượng tọa Thích Nhật Từ mong người Việt hiểu được điều gì nên làm, điều gì không nên làm để mạnh dạn từ bỏ.
2 không ăn trong ngày đầu tiên của năm mới
Không ăn đồ "xui xẻo"
Món ăn kiêng kỵ mùng 1 Tết thì tùy vào từng vùng miền sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong năm mới, để tránh đen đủi cả năm thì người dân 3 cả miền trên cả nước đều kiêng ăn món mực, ăn thịt chó.
Một số người cũng kiêng ăn thịt vịt, cá mè, tôm, mắm tôm, chuối, sầu riêng...
Không ăn cháo trắng
Độ loãng của cháo có nghĩa là "mỏng", "bớt", thậm chí là nghèo nàn, tồi tàn. Ngày đầu năm mới, người ta ai cũng mong được "phú quý" và "phúc lành", vì vậy trong ngày đầu năm mới cần ăn những món ngon để cầu may mắn, vạn sự như ý.
Ngoài ra, cháo trắng cũng là món không thể thiếu được khi cúng cô hồn. Dân gian quan niệm ăn cháo trắng vào ngày mùng 1 đầu năm sẽ khiến ma quỷ nghĩ rằng bạn đang giành ăn với họ nên sẽ đến quấy phá khiến bạn gặp nhiều tai ương.
Với lý do như vậy rõ ràng là không thích hợp để ăn cháo trắng.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Tổ tiên đã dặn: 'Giường dựa 2 vách, không ốm đau liên miên cũng hoạn nạn chồng chất', đó là 2 vách nào?
-
Luộc gà đừng chỉ cho nước lã: Luộc bằng nước dùng này, gà vàng óng, thịt ngọt lừ không cần mì chính
-
Có kiêng có lành: 6 kiêng kỵ trong đêm Giao thừa, đặc biệt là điều thứ 2 nếu không muốn xui cả năm
-
Người xưa dặn: "ngày Tết 5 không làm, 2 không ăn" để tránh xui xẻo, rước về lộc may
-
Thầy phong thủy bảo: 5 tuổi xông đất cực tốt Tết 2023, có thể mang "tam khí" Cát- Tài- Hỷ" đến cho gia chủ