Tỏi đen được ví như thần dược nhưng có tới 5 tác dụng phụ và 4 nhóm người nên tránh

( PHUNUTODAY ) - Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỏi đen mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách, tỏi đen cũng có tác dụng phụ.

Tác dụng phụ của tỏi đen

Gây nóng trong người, táo bón

Những người bị nóng trong, có vấn đề về sức khoẻ liên quan đến dạ dày tá tràng nên hạn chế sử dụng tỏi đen. Người mới phục hồi sức khoẻ sau bệnh nếu ăn nhiều tỏi đen có thể gây nóng trong người, khó chịu. Những trường hợp này chỉ nên dùng khoảng 10g tỏi đen mỗi ngày, sử dụng nhiều hơn có thể dẫn đến táo bón. 

Rối loạn tiêu hoá

Ăn tỏi đen quá nhiều trong ngày cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và dạ dày của bạn. Có một số trường hợp gây rối loạn tiêu hóa, xuất hiện các dấu hiệu như đầy hơi, dạ dày khó chịu, ợ nóng, hoặc tiêu chảy.

Gây dị ứng

Giống như các loại thực phẩm khác, tỏi đen có thể gây dị ứng cho một số đối tượng. Vì trong tỏi đen có hàm lượng Allicin cao nếu không được chuyển hoá hết có thể gây dị ứng cho da. Vì vậy những người có tiền sử dị ứng nên ăn thử và lưu ý khi dùng. 

Gây ngộ độc

Tỏi đen có thể gây ngộ độc nghiêm trọng nếu dùng sai cách. Người bị ngộ độc tỏi đen thường có dấu hiệu khó chịu trong dạ dày. Mặc dù tác dụng phụ này rất hiếm nhưng bạn cũng không nên chủ quan. 

Ảnh hưởng tới công dụng của các loại thuốc đang dùng

Trong một số trường hợp ăn tỏi đen có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Chẳng hạn tỏi đen không tốt cho người đang dùng thuốc chống đông máu, người đang điều trị HIV/AIDS. Chính vì vậy khi đang dùng thuốc chữa bệnh bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng tỏi đen. 

Những người không nên ăn tỏi

Người bị bệnh về mắt

Y học cho rằng ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt. Chính vì vậy người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ,… không nên dùng quá nhiều. 

Bệnh nhân viêm gan

Trong tỏi có một số thành phần khi vào dạ dày, ruột sẽ gây kích thích mạnh có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.

Bên cạnh đó, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.

Người bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Nếu ăn tỏi sống sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.

Người bị bệnh thận

Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Tác giả: Trần Thu Thủy