Những đối tượng nào được phép ra đường?
Theo Công văn số 2718 của UBND TP.HCM:
- Người đi tiêm vắc xin, cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
- Nhân viên các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi được lưu thông để chuẩn bị công tác hậu cần, sắp xếp hàng hóa và vệ sinh, khử khuẩn khu vực kinh doanh.
- Các tổ bay đi công tác theo kế hoạch của chuyến bay đã được cấp phép và cán bộ, người lao động của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam khu vực phía Nam để thực hiện nhiệm vụ phục vụ các chuyến bay chở hàng, trang thiết bị y tế, vắc xin.
- Nhân viên của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các dịch vụ thiết yếu (lương thực thực phẩm, thiết bị, vật tư y tế); nhân viên giao hàng các thiết bị, vật tư y tế như bình oxy cho người mắc Covid-19 đang cách ly, điều trị tại nhà (các ca bệnh không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ), các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.
- Nhân viên của các đơn vị cung cấp suất ăn cho các bếp ăn từ thiện, các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly, bệnh viện, các cơ sở y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
- Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn thành phố, bao gồm cả công tác phát hành báo.
- Dịch vụ vận chuyển bưu chính và lực lượng thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính KT1 (phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, văn bản mật).
- Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; lực lượng xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin, công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Người dân đi chợ thế nào sau 23/8?
Từ ngày 23/8 đến ngày 6/9, TP.HCM dừng dịch vụ giao hàng tại 8 địa bàn, gồm: TP Thủ Đức, quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn.
Theo Sở Công Thương TP.HCM cho biết toàn thành phố phân loại 312 phường, xã thành 2 nhóm với 4 vùng nguy cơ. Gồm: nhóm 1 là vùng xanh, vàng; nhóm 2 là vùng cam, đỏ.
Thành phố cung cấp cho tất cả phường, xã, thị trấn gần 3.000 địa chỉ cung ứng hàng hóa... Các địa bàn thiếu điểm cung cấp hàng hóa thì thành phố sẽ đưa xe lưu động, mang hàng tới để người dân mua.
Hiện, thành phố chỉ có 194/234 chợ truyền thống; 3 chợ đầu mối; 168/2.895 cửa hàng tiện lợi; 9/106 siêu thị tạm ngưng hoạt động.
Trong 2 tuần siết chặt giãn cách, các điểm bán này vẫn mở cửa phục vụ người dân. Riêng tại các "vùng đỏ", lực lượng của tổ công tác đặc biệt ở phường, xã, thị trấn sẽ đi chợ thay theo nhu cầu của người dân. Lực lượng này có thể là Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, quân đội... tùy vào sự sắp xếp của tổ công tác đặc biệt ở từng địa phương.
F0 được điều trị tại nhàThành phố có đóng cửa siêu thị?
Sở Công Thương TP.HCM cho biết toàn thành phố có 3.000 điểm cung ứng hàng hóa gồm siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi...
Hiện, thành phố chỉ có 194/234 chợ truyền thống; 3 chợ đầu mối; 168/2.895 cửa hàng tiện lợi; 9/106 siêu thị tạm ngưng hoạt động.
Trong 2 tuần siết chặt giãn cách, các điểm bán này vẫn mở cửa phục vụ người dân. Riêng tại các "vùng đỏ", lực lượng của tổ công tác đặc biệt ở phường, xã, thị trấn sẽ đi chợ thay theo nhu cầu của người dân. Lực lượng này có thể là Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, quân đội... tùy vào sự sắp xếp của tổ công tác đặc biệt ở từng địa phương.
Tác giả: Minh Tú
-
Hà Nội thêm 7 ca Covid-19, trong đó có 3 người ở HH4C Linh Đàm
-
Hà Nội phong tỏa hai phường Văn Miếu và Văn Chương sau khi có hàng chục ca dương tính Covid-19
-
F0 đi học thêm tiếng Anh, 13 cô trò phải cách ly tập trung
-
300 chiến sĩ Học viện Quân Y Hà Nội vào TP.HCM, chữa trị F0 tại nhà
-
Đà Nẵng tiếp tục phong tỏa cứng toàn thành phố, “ai ở đâu thì ở đó” thêm 3 ngày nữa