Lè lưỡi là hành vi tự nhiên của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan mà bỏ qua những dấu hiệu bất thường. Đôi khi lè lưỡi thường xuyên cảnh báo các vấn đề sức khỏe của trẻ.
Trẻ đói
Khi đói, trẻ sơ sinh thường có các thói quen như nắm chặt tay, đưa tay vào miệng, quay đầu về phía bình sữa hoặc rúc vào ti mẹ, liên tục lè lười liếm môi. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang đói và cần được cho ăn.
Trẻ đã no
Sau khi ăn no, trẻ sẽ quay đầu đi, nhả núm vú và lè lưỡi.
Trẻ thở bằng miệng
Cũng giống như người lớn, trẻ thở bằng mùi. Tuy nhiên khi bị ngạt mũi hoặc viêm amidan, trẻ sẽ thở bằng miệng khiến cho lưỡi bị đẩy ra ngoài.
Nếu thấy con có biểu hiện thở khò khè, khó thở hoặc có các âm thanh thở khác thường khi thở, phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Vấn đề phát triển trí tuệ
Khi trẻ lớn lên, việc thè lười sẽ giảm dần đặc biệt là lúc trẻ lên 3 tuổi. Về cơ bản hiện tượng thè lượng gần như có thể tránh hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu trẻ tiếp tục lè lưỡi, miệng chảy nước dãi, không chủ động tiếp xúc với người khác thì cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề phát triển trí tuệ của trẻ. Có thể bé rơi vào trường hợp bị tự kỷ hoặc bại não. Trẻ bị mắc bệnh down, dị tật tim hay chậm phát triển cũng thường có biểu hiện lè lưỡi.
Lúc này cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Các bệnh răng miệng
Khi miệng bị loét hoặc mụn rộm, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu. Chúng sẽ thường xuyên lè lưỡi để giảm bớt cảm giác ấy. Khi đó, bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để làm giảm triệu chứng khó chịu của bé, tránh làm ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Tác giả: Thanh Huyền