Tác dụng của việc trộn gừng với dầu gội
Dầu gội là sản phẩm làm sạch tóc và da dầu không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Trên thị thường có rất nhiều loại dầu gội đầu với các công dụng khác nhau như làm mượt tóc, trị gầu, kích thích mọc tóc… phụ vụ nhiều nhu cầu khác nhau của người sử dụng.
Trong khi đó, gừng là loại gia vị thường được tích trữ sẵn trong căn bếp của các gia đình. Gừng được sử dụng trong nhiều món ăn, dùng để khử mùi tanh của thực phẩm, dùng làm trà, sử dụng trong các bài thuốc trị cảm, trị buồn nôn, dùng để ngâm chân…
Sự kết hợp giữ gừng và dầu gội sẽ giúp giải quyết một vấn đề quan trọng đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Gừng có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất như vitamin nhóm B, vitamin K, tinh bột, chất béo, sắt, canxi và các chất chống oxy hoá. Những thành phần này có tác dụng tốt trong việc phục hồi hư tổn của tóc. Ngoài ra, các hoạt chất trong gừng cũng góp phần làm tăng lưu thông múa, giúp kích thích mọc tóc, khắc phục tình trạng tóc gãy rụng, chẻ ngọn. Các chất chống oxy hoá trong gừng có thể bảo vệ tóc và da đầu khỏi tác động của những yếu tố như bụi bẩn, ánh sáng mặt trời… Gừng có tác dụng chống viêm, có thể giúp làm sạch da đầu, ngăn ngừa gàu.
Bạn có thể kết hợp gừng với dầu gội đầu để tăng hiệu quả làm sạch, giúp kích thích mọc tóc, làm tóc bóng khoẻ hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn hãy xay nhuyễn gừng hoặc ép gừng lấy nước cốt rồi trộn với dầu gội đầu. Lưu ý, gừng có thể gây kích ứng da dầu nếu sử dụng quá nhiều. Lượng gừng với dầu gội chỉ nên dừng lại ở tỉ lệ 1:10, không dùng quá nhiều gừng để tránh làm da dầu bị mẩn đỏ, khó chịu. Dùng hỗn hợp này để gội đầu như bình thường.
Trước khi sử dụng lên toàn bộ da đầu, bạn có thể thoa hỗn hợp gừng và dầu gội lên một vùng da nhỏ để kiểm tra xem mình có bị dị ứng hay không. Việc sử dụng gừng kết hợp với dầu gội có thể không mang lại hiệu quả ngay lập tức mà cần phải có sự kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Ngoài cách trên, bạn có thể sử dụng gừng để kích thích mọc tóc theo một số cách khác.
Bạn hãy cắt vài lát gừng rồi thoa trực tiếp lên da đầu. Có thể nghiền nhỏ gừng để dưỡng chất tiết ra nhiều hơn, dễ thoa lên da đầu hơn. Massage nhẹ nhàng trên da dầu để kích thích lưu thông máu, giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Ngoài ra, bạn có thể cho gừng băm thái mỏng và nước nóng và ngâm khoảng 2 phút. Pha thêm nước lạnh và dùng nước này để gội đầu. Sau đó, gội lại tóc bằng nước sạch. Nếu thấy tóc hơi khô, bạn có thể dùng thêm dầu xả.
Một số mẹo vặt khác với gừng
- Chống say tàu xe
Nếu hay gặp phải tình trạng nôn nao, khó chịu khi đi tàu xe, bạn có thể mang theo một ít gừng tươi bên mình. Khi cảm thấy không khoẻ, bạn có thể ngửi mùi gừng. Gừng có mùi thơm, vị cay nồng sẽ giúp làm giảm triệu chứng say xe. Bạn cũng có thể nhai một miếng gừng nhỏ để giảm cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra, cắt một miếng gừng rồi đắp lên vùng rốn, dùng băng dính cố định lại cũng giúp tránh say tàu xe.
- Làm giảm tình trạng lạnh tay chân
Nhiều người gặp tình trạng lạnh tay chân, nhất là đối với phụ nữ. Để giảm tình trạng này, bạn có thể sử dụng gừng đập dập và ngâm vào chậu nước ấm. Dùng nước này để ngâm chân.
Gừng sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm cảm giác mệt mỏi, giảm tình trạng lạnh tay chân. Ngoài ra, ngâm chân với gừng còn có tác dụng làm dịu thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Giảm ngứa khi bị côn trùng cắn
Nếu chẳng may bị muỗi đốt, bạn có thể sử dụng gừng để thoa lên chỗ bị ngứa. Chất gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hoá, làm giảm viêm, giảm phản ứng dị ứng khi bị muỗi đốt, nhờ đó cảm giác đau ngứa sẽ giảm,
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cách xử lý vòi xịt vệ sinh bị yếu, chỉ 5 phút là tạo ra khác biệt
-
Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu
-
5 loại nước thải tưởng bỏ đi hoá ra là thần dược của cây trồng, tưới cây nào cây đó xanh mướt
-
Đổ nước ngọt uống không hết vào bồn cầu có lợi ích tuyệt vời, không phải ai cũng biết
-
Tại sao cà chua bây giờ cứng hơn ngày xưa, để lâu vẫn không bị hỏng?