Đến ngày 31/3, để đảm bảo tất cả các thuê bao đang hoạt động đều có thông tin đúng quy định và trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, các nhà mạng sẽ buộc phải khóa liên lạc một chiều với các thuê bao chưa trùng khớp thông tin.
“Khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nói chung là số lượng thuê bao cần chuẩn hóa lại thông tin lớn, trong khi đó việc thông báo, liên hệ với khách hàng chưa đạt hiệu quả mong muốn do nhiều khách hàng không để ý xem các tin nhắn gửi đến máy điện thoại hoặc sử dụng không thường xuyên”, đại diện nhà mạng VinaPhone chia sẻ thông tin với Zing.
Nếu không sử dụng SIM thường xuyên, người dùng có thể nhắn tin đến đầu số 1414 với cú pháp “tttb” để kiểm tra thông tin thuê bao. Thông tin trả về sẽ bao gồm họ và tên, ngày sinh, số căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân của chủ thuê bao.
Trong trường hợp thuê bao không chính chủ, vẫn có khả năng thông tin chủ thuê bao khớp với CSDLQG. Tuy nhiên trong trường hợp này, người dùng sẽ không thể tự cập nhật thông tin thuê bao qua các công cụ trực tuyến, và để chắc chắn không bị khóa liên lạc, có thể đến trực tiếp đại lý nhà mạng để cập nhật thông tin chính chủ.
“Để đảm bảo quyền lợi và lợi ích cá nhân, tránh những rủi ro về pháp lý như các sự cố lừa đảo, tranh chấp thuê bao có thể phát sinh, khách hàng cần đăng ký thuê bao chính chủ sớm nhất”, đại diện VinaPhone khuyến cáo.
Trong trường hợp thuê bao đã chính chủ nhưng thông tin chưa trùng khớp với giấy tờ tùy thân, người dùng có thể tự cập nhật lại qua ứng dụng, trang web của nhà mạng hoặc đến trực tiếp đại lý. Người dùng truy cập trang web của nhà mạng mà mình đang sử dụng tại các địa chỉ my.vnpt.com.vn (VinaPhone), tttb.mobifone.vn (MobiFone) hoặc viettel.vn/s/chtt (Viettel) để kiểm tra và cập nhật lại các thông tin bị sai bằng cách tải lên ảnh chụp giấy tờ.
Đại diện các nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone cho biết sẽ gửi thông tin đến tất cả các thuê bao cần cập nhật lại thông tin, muộn nhất là bắt đầu từ ngày 15/3 để người dùng có 15 ngày để cập nhật trước khi bị khóa liên lạc.
Các nhà mạng sẽ nhắn tin 5 lần trong 5 ngày liên tiếp. Vì vậy, người dùng cũng có thể theo dõi tin nhắn thông báo từ nhà mạng để biết mình có trong diện thông tin thuê bao không trùng khớp hay không.
Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, thông tin trên thuê bao bao gồm số thuê bao, đối tượng sử dụng, thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số giấy tờ tùy thân và ngày cấp, cơ quan cấp, nơi cấp.
Các thông tin được đối chiếu với CSDLQG để đánh giá thông tin thuê bao có trùng khớp hay không bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số giấy tờ tùy thân.
Tác giả: Mộc
-
Bỏ sổ hộ khẩu, người dân muốn lấy giấy khai sinh cho con phải biết điều này
-
Năm 2023 có 7 trường hợp không được sang tên sổ đỏ: Đó là những trường hợp nào?
-
2 đối tượng được tăng lương trước hạn, 1 đối tượng được lên lương 11,92 triệu, biết kẻo mất quyền lợi
-
Có 7 trường hợp con không được hưởng thừa kế nhà, đất từ cha mẹ: Đó là những trường hợp nào?
-
Năm 2023 có thêm 2 đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng, ai không biết chỉ thiệt