Sang tên sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ chính là tên gọi khác của Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và nhà ở trên đất. Khi bạn cho tặng, chuyển nhượng, mua bán, thì cần phải sang tên sổ đỏ- Đây chính là hình thức bắt buộc nhằm đăng ký biến động, đăng ký quyền sử dụng đất. Nếu như không tiến hành thủ tục này thì sẽ không có hiệu lực về mặt pháp luật. Theo quy định pháp luật, khi chuyển nhượng, tặng cho thì người sử dụng đất phải sang tên sổ đỏ (đăng ký biến động đất đai). Nếu ai cố tính vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Sang tên sổ đỏ là thủ tục bắt buộc
Khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định, đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Đồng thời, Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà thực hiện quyền chuyển nhượng (mua bán), tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất...
Căn cứ vào các quy định nêu trên, khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, người dân phải đăng ký biến động. Nói cách khác, sang tên sổ đỏ là thủ tục đăng ký bắt buộc mà người dân cần lưu ý thực hiện.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho có hiệu lực, người dân phải thực hiện đăng ký biến động đất đai. Nếu quá 30 ngày mà không đăng ký biến động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Không sang tên Sổ đỏ bị phạt đến 20 triệu đồng
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất mà không thực hiện đăng ký biến động bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Tại khu vực nông thôn: Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động. Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.
Tại khu vực đô thị: Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn (cao nhất là 10 triệu đồng/lần vi phạm).
Mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân. Theo đó, mức phạt đối với tổ chức tại khu vực đô thị là 20 triệu đồng.
Tác giả: Min Min
-
Năm 2024: Người đi xe máy phạm 6 lỗi này chỉ bị nhắc nhở, không bị CSGT xử phạt, ai cũng nên biết
-
Xe máy chỉ có một bên gương có bị phạt không?
-
LỄ XUẤT PHÁT CHƯƠNG TRÌNH: THÁI BÌNH – CHUYẾN XE YÊU THƯƠNG
-
Mua nhà ở xã hội năm 2024: Người dân được hưởng thêm quyền lợi gì?
-
5 công việc của ngành Logistics, mức lương hấp dẫn tới hơn 100 triệu đồng/tháng