Ngành học hầu hết các công việc đều cần với mức thu nhập hấp dẫn

( PHUNUTODAY ) - Khoa học dữ liệu là một trong những ngành hot được nhiều doanh nghiệp trọng dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Ngành Khoa học dữ liệu là gì?

Khoa học dữ liệu (KHDL) có thể được định nghĩa là ngành khoa học chuyên về quản lý và phân tích dữ liệu. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra các tri thức hành động và dẫn dắt hành động. Ngành Khoa học dữ liệu bao gồm ba phần cơ bản:

- Tạo ra và quản lý dữ liệu

- Phân tích dữ liệu

- Chuyển kết quả phân tích thành giá trị của hành động.

Hiểu đơn giản thì phần đầu tiên liên quan đến việc số hóa dữ liệu, trong khi phần thứ hai liên quan đến việc sử dụng dữ liệu đó. Quá trình phân tích và sử dụng dữ liệu này lại dựa trên ba kiến thức nền tảng: toán học (đặc biệt là thống kê), công nghệ thông tin (bao gồm cả học máy), và kiến thức chuyên ngành của lĩnh vực ứng dụng cụ thể.

Vì sao nên học ngành Khoa học dữ liệu?

Ngành Khoa học dữ liệu có tính ứng dụng rộng rãi

TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó Hiệu trưởng của UIT, mô tả Khoa học dữ liệu là ngành khoa học liên ngành áp dụng phương pháp và công nghệ để khai thác dữ liệu giá trị, hỗ trợ giải quyết vấn đề thực tiễn. Ngành này hiện đóng vai trò chủ chốt trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, y tế, tài chính và giáo dục, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia.

Khoa học dữ liệu giúp tối ưu hóa quyết định kinh doanh, chẩn đoán y khoa và phát triển thuốc. Thế hệ Gen Z có điều kiện tiếp xúc và nhanh nhạy với công nghệ lại khả năng xử lý thông tin nên có lợi thế lớn trong ngành này. Sự kết hợp chặt chẽ với Công nghệ thông tin đã làm cho các ứng dụng và phần mềm công nghệ thông minh và hữu dụng hơn dựa theo hướng tiếp cận dữ liệu thông minh (Data Intelligence).

Doanh nghiệp quan tâm nhân sự khoa học dữ liệu

Trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0, dữ liệu được coi là "vàng đen" mới, thiết yếu cho doanh nghiệp và tổ chức. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và các giải pháp lưu trữ dữ liệu trên đám mây đã dần dịch chuyển nguồn tri thức từ sách vở sang Internet. Điều này tạo ra nhu cầu lớn cho việc quản lý và khai thác dữ liệu lớn trong mọi lĩnh vực như hành chính, y tế, giáo dục và đầu tư. Việc thu thập và phân tích dữ liệu nắm vai trò cốt lõi trong việc đưa ra quyết định và hoạch định chiến lược. Khoa học dữ liệu, do đó, trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt khi AI và các sản phẩm thông minh ngày càng phổ biến. Sinh viên ngành này sẽ được chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc với dữ liệu, từ xử lý đến phân tích và dự đoán.

Học ngành Khoa học dữ liệu ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu có cơ hội nghề nghiệp đa dạng, bao gồm:

Doanh nhân (Data Businesspeople): Họ kết hợp kiến thức kỹ thuật với kỹ năng quản lý và lãnh đạo, thường có nền tảng kỹ sư và MBA.

Nhà sáng tạo (Data Creatives): Được mô tả như nghệ sĩ hoặc tin tặc dữ liệu, họ sở hữu kỹ năng xuất sắc trong việc sử dụng công nghệ minh họa và mã nguồn mở.

Nhà phát triển (Data Developers): Chuyên viết phần mềm liên quan đến phân tích dữ liệu, thống kê và học máy, thường làm việc với big data trong môi trường sản xuất.

Nhà nghiên cứu (Data Researchers): Họ áp dụng những kỹ năng được đào tạo trong khoa học cùng với các công cụ và kỹ thuật, số liệu, sáng tạo các công cụ toán học mang lại những hiểu biết và sản phẩm có giá trị.

Bên cạnh đó, có thể làm việc tại:

- Các vị trí IT và quản trị dữ liệu trong doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cơ quan nhà nước, ngân hàng.

- Kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phát triển phần mềm trong công ty giải pháp công nghệ.

- Nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

Ngành Khoa học dữ liệu mở ra cơ hội việc làm rộng lớn, đảm bảo sinh viên sau khi học xong có nhiều lựa chọn nghề nghiệp.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link