Ai được mua nhà ở xã hội?
Bên cạnh việc tìm hiểu về nhà ở xã hội là gì, đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội cũng là nội dung quan trọng cần tìm hiểu. Theo đó:
- Có 9 đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội (điều kiện cần), gồm:
Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, có 9 đối tượng được mua nhà ở xã hội, nếu đáp ứng được các điều kiện đủ, cụ thể:
1 - Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2 - Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3 - Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4 - Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5 - Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6 - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7 - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8 - Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
9 - Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
- Điều kiện để 9 đối tượng trên được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (Điều kiện đủ)
Theo Điều 51 Luật Nhà ở 2014 quy định 09 đối tượng trên sẽ được mua nhà ở xã hội, thuê, thuê mua nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện: Nhà ở, cư trú, thu nhập, cụ thể:
* Điều kiện 1: Về nhà ở
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.
* Điều kiện 2: Về cư trú
- Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
- Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này.
* Điều kiện 3: Về thu nhập
- Các đối tượng 4, 5, 6 và 7 thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (vì người nộp thuế thu nhập cá nhân là những người có thu nhập cao).
Để biết mức thu nhập bao nhiêu phải nộp thuế hãy xem tại: Thu nhập bao nhiêu phải nộp thuế TNCN 2019.
- Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo (có sổ hộ nghèo, cận nghèo).
Lưu ý: Đối tượng 1, 8, 9 thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập (chỉ cần thuộc đối tượng đó và đáp ứng điều kiện về nhà ở và cư trú là được hưởng chính sách nhà ở xã hội).
Tóm lại, để thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng cả 02 điều kiện cần và điều kiện đủ, cụ thể: Phải là đối tượng chính sách và đáp ứng được các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập.
Lợi ích người dân nhận được khi mua nhà ở xã hội
Hiện nay, tình trạng nhập cư đến các thành phố lớn đang gây ra những bất ổn lớn về phương diện định cư và nhu cầu về nhà ở. Các khu nhà ở xã hội thường được xây dựng để phục vụ tầng lớp lao động có thu nhập thấp. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các hộ gia đình an cư lạc nghiệp, đáp ứng nhu cầu sinh sống lâu dài mà không cần bỏ quá nhiều tiền để mua nhà.
Để trả lời câu hỏi có nên mua nhà ở xã hội hay không, người mua cần hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế của loại hình bất động sản này. Trước hết, nhà ở xã hội có những lợi ích như sau:
Giá cả: Đây là phân khúc căn hộ chung cư rất phù hợp với các hộ gia đình có thu nhập thấp do được Nhà nước trợ giá.
Hệ thống tiện ích: Hiện nay, có rất nhiều khu chung cư xã hội được trang bị hệ thống giáo dục; khu vui chơi,…
Kiến trúc xây dựng: Nhà ở xã hội vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình.
Thời gian thi công: Thời gian thi công của những dự án nhà ở xã hội tường tương đối nhanh chóng. Cư dân sớm được bàn giao nhà và ổn định cuộc sống