9 trường hợp khi sang tên sổ đỏ không phải đóng thuế TNCN
Tất cả những trường hợp sang tên giữa người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng
Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa những người sau thì được miễn thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:
- Chuyển nhượng sang tên giữa vợ với chồng;
- Sang tên, chuyển nhượng giữa cha, mẹ đẻ với con đẻ;
- Sang tên chuyển nhượng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Sang tên chuyển nhượng giữa cha, mẹ chồng với con dâu;
- Sang tên chuyển nhượng giữa bố, mẹ vợ với con rể;
- Sang tên chuyển nhượng giữa ông, bà nội với cháu nội;
- Sang tên chuyển nhượng giữa ông, bà ngoại với cháu ngoại;
- Sang tên chuyển nhượng giữa anh, chị, em ruột với nhau.
Ngoài ra, trường hợp bất động sản do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản đó thuộc diện được miễn thuế.
Người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, một thửa đất
Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không phải nộp thuế (chỉ đất ở được miễn, các loại đất khác thì vẫn phải nộp thuế)
Trong trường hợp này muốn được miễn thuế thu nhập cá nhân thì phải đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ởChỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm chuyển nhượng, cụ thể:
- Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.
- Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế.
Điều kiện 2: Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tối thiểu 06 tháng
- Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.
- Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp giấy chứng nhận.
Lưu ý: Riêng trường hợp được cấp lại, cấp đổi thì thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được tính theo thời điểm cấp Giấy chứng nhận trước khi được cấp lại, cấp đổi.
Điều kiện 3. Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở
- Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.
Trách nhiệm của cá nhân khi mua bán nhà đất:
- Nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do cá nhân chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm.
- Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và bị xử phạt vi phạm.
Tác giả: Min Min
-
Không có thẻ ATM, người dân có thể dùng thẻ Căn cước rút tiền ở những ngân hàng nào?
-
Mức phí bảo hiểm ô tô, xe máy bắt buộc năm 2024 là bao nhiêu? Rất nhiều người không biết
-
Thuê bao chính chủ vẫn có thể bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại, vì sao?
-
Từ ngày 01/01/2025, 4 trường hợp người lái xe phải tắt đèn pha, bật đèn chiếu gần
-
Mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên trong năm học 2024-2025 là bao nhiêu?