BHYT là gì?
Bảo hiểm y tế chính là hình thức bảo hiểm nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân khi đau ốm tai nạn. Bảo hiểm y tế giúp cho người dân có thể an tâm phần nào khi khôn may gặp phải những điều rủi ro trong cuộc sống thì gánh nặng kinh tế sẽ được giảm đi nhờ sự hỗ trợ của phía công ty bảo hiểm.
Từ tháng 12/2023 chính sách mới bổ sung 02 đối tượng được hưởng 100% BHYT từ 03/12/2023Cụ thể, điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm đối tượng được hưởng 100% BHYT như sau:
- Bổ sung 02 đối tượng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh:
- Những người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc.
- Những người dân xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia mà không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế.
Theo quy định hiện hành, những đối tượng sau đây được hưởng BHYT 100% bao gồm:
Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Những người cựu chiến binh;
- Những đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật và trợ giúp xã hội.
- Những trường hợp thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác.
- Những trường hợp là thân nhân của liệt sĩ
- Những người già từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Bổ sung 03 đối tượng được hưởng 95% BHYT Ngoài ra, điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm đối tượng được hưởng BHYT 95% như sau:
- Vợ/chồng liệt sĩ lấy chồng/vợ khác đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo trường hợp nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống.
- Người phục vụ người có công đang sống ở gia đình bao gồm: Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tổn thương từ 81%.
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Theo quy định hiện hành, thì những đối tượng sau đây được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh:
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Thân nhân của người có công, trừ các đối tượng quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn hộ cận nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Tác giả: Min Min
-
Kể từ 1/1/2024: Một quy định mới rất có lợi cho người lao động Việt, chưa từng có trong tiền lệ
-
Sổ tiết kiệm có thể chuyển khoản được không? Người dân biết điều này không lo thiệt
-
Sang năm 2024, bị loạn thị có phải đi Nghĩa vụ quân sự không?
-
Trường hợp cần đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024, chú ý để không bị phạt
-
Từ nay trở đi, bị Cảnh sát giao thông dừng xe: Làm ngay 4 bước này để không mất tiền oan