Khoản 2 Điều 2 Nghị định 42/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm và mức điều chỉnh
(2) Từ ngày 1.7.2023, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này, sau khi điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này, có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.
Dẫn chiếu đến Khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP:
Đối tượng điều chỉnh
(2) Các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều này nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1.1.1995, sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 3.000.000 đồng/tháng.
Như vậy, kết hợp từ các quy định nêu trên thì đối tượng được điều chỉnh mức lương hưu lên 3 triệu đồng/tháng là người đã nghỉ hưởng lương hưu từ trước năm 1995 nhưng sau khi điều chỉnh thêm vẫn dưới 3 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, nếu từ 2,7 triệu đồng/tháng đến dưới 3 triệu đồng/tháng thì được tăng lên bằng 3 triệu đồng/tháng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Tiền bị cháy có được đem ra ngân hàng đổi mới không? Người dân cần biết để không bị thiệt
-
5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt theo luật mới nhất năm 2023: Ai không biết quá phí
-
Rút tiền ở cây ATM bị nuốt thẻ nhấn ngay một nút này: Lấy lại thẻ nhanh nhất, không lo mất thẻ
-
Vì sao nhân viên ngân hàng không bao giờ gửi tiết kiệm tại quầy: Hóa ra đây là lý do, không biết quá phí
-
Bắt đầu từ 8/2023: 4 đối tượng khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%