"Tuyệt chiêu" giúp bé ngủ trưa nhanh trong vòng một nốt nhạc, mẹ nào cũng nên biết để nhàn hạ hơn

( PHUNUTODAY ) - Ngủ trưa rất quan trọng cho quá trình phát triển trí não và chiều cao của trẻ. Nó là thói quen tốt cần hình thành ngay từ khi trẻ mới chào đời. Do đó, bố mẹ có thể dùng những mẹo sau để giúp bé ngủ trưa dễ dàng.

Cho bé nghe tiếng máy sấy tóc

Vỗ nhẹ hoặc xoa lưng cho bé

 Nhìn chằm chằm vào mắt bé để "thi xem ai chớp mắt trước" cho đến khi mắt của bé bị mỏi và từ từ chìm vào giấc ngủ

Cho bé ôm một chiếc khăn quen thuộc với bé. Chiếc khăn giống như một "người bạn" thân thiết, giúp bé cảm thấy an toàn và từ đó sẽ dễ ngủ hơn

 Cho bé nghe tiếng động cơ của lò vi sóng hoạt động để dễ ngủ vì mỗi bé thường cảm thấy dễ chịu khi nghe một loại âm thanh nào đó

Dỗ bé ngủ bằng tiếng lò vi sóng

 Một cách khác là mẹ hãy vuốt dọc sống mũi của bé nhiều lần và hai bên cằm, xung quanh mặt, tạo cảm giác dễ chịu để bé dễ ngủ

Vuốt sống mũi để bé dễ ngủ

Giấc ngủ trưa rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ

Các chuyên gia khuyến cáo về giấc ngủ trưa cho bé:

Trẻ sơ sinh, trước 1 tuổi

Ở lứa tuổi này, trẻ chưa định hình được giờ ngủ như người lớn. Trẻ có thể ngủ gật hoặc ngủ sâu từ 15 phút đến vài tiếng. Sau đó trẻ có thể chơi hoặc ngủ tiếp.

Để tránh việc trẻ thức ban đêm, mẹ có thể cho trẻ chơi cùng để bé quên đi buồn ngủ vào những khoảng giờ bé thức.

Đến 3 tháng tuổi

Bé ngủ khoảng 3-4 lần trong ngày, có lúc thời gian ngủ kéo dài lên đến 2 tiếng. Phụ huynh lưu ý không nên để trẻ ngủ quá lâu, nhớ cho trẻ thức dậy sớm để ăn sữa mẹ tránh bị đói.

Mẹo giúp con ngủ trưa dễ dàng

Đến 1 tuổi

Trẻ bắt đầu có giấc ngủ trưa. Thời gian ngủ của bé ngắn khoảng 1 tiếng sau giờ ăn trưa. Buổi sáng trẻ cũng có thể ngủ khoảng 1-2 tiếng.

Đến 16-18 tháng

Bé ngủ như người lớn, giấc ngủ trưa là duy nhất vào ban ngày. Trẻ sẽ ngủ từ 1-2 tiếng, có thể ngủ 3 tiếng. Nếu bé ngủ lâu hơn 3 tiếng cần đánh thức trẻ hoặc chú ý trẻ có bị mệt hay không.

Trẻ đi học mầm non

Khi trẻ đã đi học mẫu giáo đến lớp 1, giấc ngủ trưa kéo dài từ 1-2 tiếng. Càng lớn lên có thể trẻ ngủ ít đi.

Tác giả: Min Min