Dưới đây là lời khuyên giúp các mẹ bầu giảm bớt cảm giác mệt mỏi, khó chịu và hạn chế tần suất của những triệu chứng ốm nghén như sau:
1. Bổ sung các loại thực phẩm Carbohydrate - bột đường, tinh bột như ngũ cốc, bánh mỳ, khoai tây… để cung cấp đủ năng lượng và giảm cảm giác mệt mỏi, thèm ăn trong quá trình mang thai.
2. Tránh đồ ăn hơi âm ấm bởi đồ ấm sẽ làm cho các triệu chứng nghén trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, mẹ bầu có thể chọn những món đồ lạnh hẳn hoặc nóng hẳn, chẳng hạn như trà.
3. Tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo vì dầu mỡ là xúc tác khiến chứng nôn nghén nặng thêm.
4. Chia thành các bữa nhỏ trong ngày, mẹ bầu không nên ăn no cùng 1 lúc sẽ khiến đầy bụng và nguy cơ nôn toàn bộ số thức ăn đã ăn vào.
5. Cung cấp đủ nước và muối cho cơ thể, những cơn nôn nghén sẽ khiến mẹ bầu bị mất cả nước và muối, cho nên cần bổ sung cả hai thay vì chỉ uống bù nước đơn thuần. Nếu không bổ sung kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
6. Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng thêm Vitamin B6 và kẽm bởi đây là loại vitamin an toàn cho phụ nữ có thai, giúp giảm 80% các triệu chứng nghén trong thai kì.
Thêm vào đó, các chuyên gia Sản - Phụ khoa Mỹ khuyến nghị mẹ bầu nên tích cực nghỉ ngơi để ổn định sức khỏe. Mẹ bầu có thể bấm huyệt để làm giảm hội chứng ốm nghén bằng một cách đơn giản là ấn lên huyệt P-6 trên cổ tay. Vị trị huyệt cách cổ tay khoảng 3 đốt ngón tay, nằm giữa 2 đường gân. Ấn huyệt trong 3 phút và đều đặn mỗi ngày giúp giải phóng tình trạng căng thẳng của các cơ bắp và thúc đẩy lưu thông máu, từ đó, gián tiếp làm giảm triệu chứng buồn nôn cho mẹ bầu ngay lập tức.
Cách hay giúp giảm triệu chứng buồn nôn khi ốm nghén:
Sử dụng chanh tươi
Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.
Hoặc, lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh để dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất có tác dụng.
Gừng
Gừng đã được chứng minh có khả năng chống buồn nôn. Một nghiên cứu năm 2010 ở Sydney còn khẳng định, ngoài tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, gừng cũng hạn chế mức độ nghiêm trọng và giúp bạn nôn ít hơn nếu có. Bạn có thể ăn kẹo gừng, uống trà gừng hoặc nhâm nhi một ít rượu gừng.
Quả me
Không chỉ giúp chế biến các món ăn mát bổ trong mùa hè, quả me còn là vị thuốc chữa nôn nghén, chán ăn hiệu nghiệm cho thai phụ. Để cải thiện cảm giác khó chịu trong thời gian đầu mang thai, các bà bầu có thể làm theo cách sau:
Quả me 30 g, đường trắng 10 g. Me cạo vỏ cho vào nồi nấu với 300 ml nước, đun sôi kỹ còn 200 ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp.
Tác giả: Lại Thị Phượng
-
Làm việc này khi mang thai con có IQ hơn người ngay từ trong bụng mẹ
-
Mẹ bầu làm điều này thường xuyên khi mang thai con sinh ra sẽ bị dị tật
-
Có vật này trong nhà gia đình sớm muộn cũng tán gia bại sản, luôn mâu thuẫn giữa
-
Sinh vào những tháng này chẳng khác nào làm bạn với "THẦN TÀI", hưởng phú quý, giàu sang trọn kiếp
-
Soi 4 con giáp "SỐNG KHỔ SỞ" về tình duyên nhưng công danh "PHẤT KHÔNG NGỜ" cuối năm 2017