Răng có biểu hiện ê buốt, men răng ngày một xấu đi
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), chanh có tính axit rất cao. Do đó, việc uống nước chanh thường xuyên có thể gây ra tác động xấu với răng như làm mòn men răng, gây ê buốt khó chịu. Không những thế, các axit citric, axit ascobic cùng lượng đường tự nhiên trong chanh còn có thể gây ra nhiều vấn đề răng miệng như sâu răng, ố vàng hoặc đau răng dai dẳng.
Chuyên gia khuyến cáo bạn không được dùng nước chanh đậm đặc, cần phải pha loãng nước chanh trước khi uống. Nếu muốn uống hàng ngày, bạn nên dùng ống hút để giảm sự tiếp xúc giữa axit và răng. Ngoài ra, không được đánh răng ngay sau khi uống các loại nước có chứa axit như nước chanh và nên sử dụng nước lọc để súc miệng sau khi uống.
Cảm thấy đau dạ dày
Uống nước chanh có tác dụng kích thích hoạt động của dạ dày tuy nhiên uống quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan tiêu hóa. Nước chanh có thể làm bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nó còn gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) với các biểu hiện như ợ nóng, nôn và buồn nôn.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là do axit trong chanh làm suy yếu chức năng của các cơ quan tiêu hóa. Khi đó, lượng sản xuất axit trong dạ dày trăng làm, khiến cơ thể phải đẩy lượng axit dư thừa đến cổ họng và tạo cảm giác nóng rát. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu này, chị em phải ngưng uống nước chanh ngay. Các triệu chứng trên sẽ dần biến mất.
Luôn bị đau nửa đầu
Nhà thần kinh học Rebecca Traub cho biết chanh tuy tốt nhưng cũng là tác nhân gây ra chứng đau đầu và đau nửa đầu. Nguyên nhân là do nước cốt chanh có tính axit. Nó có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa và dẫn đến những cơn đau đầu thường xuyên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này.
Ngoài ra, axit amin tyramine có trong nước chanh còn làm cho máu dồn lên não bất ngờ, khiến bạn đau nhức đầu mãi không hết. Nếu cảm thấy thời gian gần đây thường xuyên bị đau đàu không rõ nguyên nhân, bạn hãy thử ngừng uống nước chanh vài ngày xem sao.
Đi tiểu nhiều, cơ thể bị mất nước
Nước chanh có tác dụng lợi tiểu. Vì vậy uống quá nhiều không chỉ khiến bạn phải thường xuyên vào nhà vệ sinh mà còn làm cơ thể mất nước. Tính axit trong nước chanh còn gây kích ứng bàng quang và làm bạn buồn đi tiểu mãi không thôi.
Không những thế, nước chanh cũng giúp loại bỏ chất điện giải và natri dư thừa thông qua nước tiểu. Do đó, uống quá nhiều nước chanh sẽ gây thiếu kali. Khi bị thiếu kali nặng, cơ thể sẽ có các biểu hiện như yếu cơ, giật cơ, chuột rút… thậm chí là gây liệt cơ.
Các vết loét miệng ngày một nặng hơn và lâu khỏi
Uống nước chanh trong khi đang bị loét miệng, nhiệt miệng có thể làm bệnh nặng hơn. Axit trong chanh có thể kích thích các vết loét và làm bệnh nặng hơn. Theo thông tin từ Hiệp hội Nha khoa Mỹ, vết loét miệng thường sẽ lành sau 1-2 tuần. Trong thời gian này bạn cần hạn chế uống nước chanh.
Một số lưu ý khi uống nước chanh
Không uống trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc
Như đã nói ở trên, chanh có chứa nhiều axit. Do đó, khi uống nước chanh bạn phải pha loãng với nước. Nếu uống trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc, dạ dày sẽ bị tổn thương, tăng nguy cơ viêm loét đường tiêu hóa.
Không pha nước cốt chanh với nước quá nóng hoặc quá lạnh
Uống nước chanh quá lạnh có thể khiến cơ thể bị sốc. Ngược lại, sử dụng nước quá nóng để pha nước chanh sẽ làm các enzyme có lợi trong chanh bị phá vỡ, làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có. Bạn chỉ nên pha nước chanh với nước ấm vừa đủ.
Không uống nước chanh khi đói
Cũng do chanh có tính axit nên bạn không được uống khi đói. Hãy uống nước chanh sau khi ăn khoảng 30 phút để giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nha sĩ hoang mang phát hiện 526 chiếc răng trong khoang miệng cậu bé 7 tuổi
-
Midu lên tiếng về tin đồn hẹn hò Anh Đức
-
Những lợi ích bất ngờ từ lá bạc hà, nhiều người vẫn vứt bỏ mà không biết
-
Lợi ích quý giá của quả me với sức khỏe con người
-
Bỏ nước chanh đi, đây mới là loại quả tốt cho sức khỏe, sắc đẹp của chị em phụ nữ