Tốc độ tiêm chủng tăng lên song tỷ lệ F0 cũng không giảm, lý do vì sao?
Vắc xin Covid-19 đã được chứng minh có khả năng chống trở nặng và qua đời rất tốt. Song, vẫn có không ít trường hợp nhiễm Covid-19 đột phá, nghĩa là thành F0 sau 2 tuần trở lên kể từ khi tiêm đủ 2 mũi.
Mới đây, một nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy: Nguy cơ nhiễm tăng dần sau khi tiêm mũi vắc xin thứ 2. Điều này gợi ý mũi thứ 3 có thể đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi mà Covid-19 đang hoành hành và còn xuất hiện biến thể mới siêu nguy hiểm.
Các nhà khoa học đã phân tích hơn 80.000 hồ sơ sức khỏe của những người trưởng thành đã làm xét nghiệm PCR ít nhất 3 tuần sau khi tiêm liều thứ 2 Pfizer. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhiễm ngày càng tăng lên theo thời gian, kể từ mũi thứ 2.
Theo đó, trong tổng số người lớn được đưa vào nghiên cứu, gần 8.000 người nhiễm từ tháng 5 – tháng 9. Kết quả được công bố ngày 25/11 trên tạp chí Y khoa The BMJ như sau:
+ Sau 1 – 3 tháng kể từ mũi thứ 2: Có 1,3% người nhiễm ở tất cả nhóm tuổi.
+ Sau khoảng 3 – 4 tháng: Con số này tăng lên 2,4%.
+ Từ khoảng 4 – 5 tháng trở đi: Số người nhiễm tiếp tục tăng lên 4,6%.
+ Còn sau 5 – 6 tháng: Con số này đạt 10,3%, tức là cứ 9 – 10 người thì có 1 người nhiễm.
+ Và sau 6 tháng: Tỷ lệ này đã tăng lên mức 15,5%, nghĩa là cứ 6 – 7 người thì có 1 người trở thành F0.
Nhóm đối tượng tham gia vào nghiên cứu đều được tuyển chọn từ Viện Nghiên cứu Research Institute of Leumit Health Services ở Israel. Độ tuổi trung bình của họ là 44 và đã chủng ngừa đủ 2 mũi, chưa tiêm mũi 3 và cũng chưa từng bị nhiễm trước đó.
Theo nhóm nghiên cứu, những phát hiện này tiết lộ khả năng bảo vệ của vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, các mũi nhắc lại ‘có thể đảm bảo’.
Vắc xin vẫn có khả năng chống lại bệnh nặng mạnh mẽ
Tuy nhiên, đối với tất cả các loại vắc xin Covid-19 hiện có, khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng vẫn rất mạnh mẽ.
Theo nghiên cứu, vắc xin Pfizer có hiệu quả đến 93% khả năng chống lại trường hợp nhập viện do biến thể Delta ở mọi lứa tuổi trong vòng 6 tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ.
“Sau khi bạn tiêm chủng, khả năng miễn dịch tăng lên rất cao. Theo thời gian, khả năng miễn dịch suy yếu dần, tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là bạn vẫn được bảo vệ khỏi bệnh nặng và tử vong”, tiến sĩ Eric Ascher, bác sĩ y học gia đình tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York (Mỹ), nhấn mạnh.
Tất cả người trên 18 tuổi ở Mỹ đang được khuyến khích tiêm nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi thứ 2, theo News Tribune.
Theo Bộ Y tế, loại vắc xin tiêm nhắc lại là:
+ Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA.
+ Nếu trước đó tiêm các loại vắc xin khác nhau thì mũi nhắc lại sử dụng vắc xin mRNA.
+ Nếu liều cơ bản hoặc bổ sung dùng Sinopharm thì có thể tiêm nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA, Astra. Song, cần đảm bảo khoảng cách mũi nhắc lại cách ít nhấ 6 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng của liều cơ bản hoặc bổ sung.
Tác giả: Thạch Thảo
-
6 loại nước tuyệt đối không uống vào buổi tối: Vừa mất ngủ, tăng cân vù vù lại già sớm
-
Sau khi ăn uống thấy 5 dấu hiệu này cảnh báo K sớm, nếu ai không có thật đáng mừng
-
4 loại thực phẩm làm suy yếu hệ thống miễn dịch, càng ăn nhiều càng dễ ốm
-
Ăn rau củ giúp giữ dáng riêng 4 loại này gây tăng cân, béo bụng nhanh hơn thịt mỡ, càng ăn càng khó giảm
-
Phụ nữ sau 40 tuổi: 3 siêng 2 lười giúp trì hoãn lão hóa, kéo dài tuổi thọ, ai làm được thật đáng khen