Vì sao mặt trăng phát sáng? 9 sự thật thú vị về mặt trăng nhiều người chưa biết

( PHUNUTODAY ) - Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất. Chúng ta vẫn nhìn thấy nó nhưng rất ít người hiểu rõ về nó.

Vì sao mặt trăng phát sáng?

Vào ban đêm bạn có thể nhìn thấy vầng trăng sáng rực rỡ trên bầu trời. Nhất là vào những đêm trăng rằm. Nhưng thực tế mặt trăng có màu xám do bề mặt của nó có pyroxen, tràng thạch, silic, oxy, canxi, nhôm, sắt, magie.

Vốn dĩ mặt trăng không có màu sáng bạc như chúng ta vẫn nhìn thấy mỗi đêm mà nó phát sáng vì phản chiếu ánh sáng mặt trời. Nói cách khác, ánh sáng của mặt trăng là ánh sáng ảo. Ánh sáng của mặt trời chiếu lên một phần bề mặt của mặt trăng và nó lại phản chiếu lên Trái đất.

Những sự thật thú vị về mặt trăng

Mặt trăng hình thành sau một vụ va chạm lớn

Theo giả thuyết hàng đầu về nguồn gốc của mặt trăng thì một vật thể có kích thước bằng sao Hoả đã va chạm vào Trái đất từ rất sớm trong lịch sử của Trái đất. Vụ va chạm đã tạo ra các mảnh vụn bay quanh hành tinh của chúng ta. Theo thời gian, các mảnh vỡ đến từ Trái đất và vật thể đã kết dính với nhau và tạo thành mặt trăng như chúng ta thấy ngày nay.

Mặt trăng có các hạt bụi “nhảy múa”

Vào lúc bình minh và hoàng hôn ở trên mặt trăng, bụi có xu hướng bay lơ lửng trên bề mặt. Điều này có thể liên quan đến việc các hạt được tích điện hoặc có thể là một số hiện tượng khác khi làm việc.

Nhật thực rất hiếm

Nhìn trên bầu trời Trái đất, kích thước mặt trăng và mặt trời xấp xỉ nhau. Khi quỹ đạo của mặt trăng giao với mặt trời (từ góc nhìn của Trái đất), đôi khi nó có thể bao phủ ngôi sao một cách hoàn hảo. Khi hiện tượng này xảy ra bạn sẽ thấy vầng hào quang của mặt trời – bầu khí quyển quá nóng của nó – bật ra quanh chu vi. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy vành hào quang nếu mặt trời nhỏ hơn nhiều hoặc lớn hơn nhiều.

Mặt trăng luôn giữ nguyên một phía đối với Trái đất

Trước đây, tốc độ quay của mặt trăng khác với tốc độ quay của Trái đất. Nhưng theo thời gian, do lực hấp dẫn của Trái đất đã kéo theo các phần khác nhau của mặt trăng. Khối lượng mặt trăng cũng dịch chuyển nhiều hơn về phía Trái đất và chuyển động tự quay quanh thân của mặt trăng bị “khoá lại” khiến chúng chỉ hướng một mặt về phía Trái đất.

Mặt trăng không có bầu khí quyển

Mặt trăng không có bầu khí quyển như Trái đất nên nó không được bảo vệ khỏi tia vũ trụ thiên thạch và gió mặt trời cũng như có sự biến đổi nhiệt độ rất lớn. Thiếu bầu khí quyển cũng có nghĩa là không thể nghe thấy âm thanh nào trên mặt trăng và bầu trời luôn xuất hiện màu đen.

Mỹ từng có dự định kích nổ một quả bom hạt nhân trên mặt trăng

Năm 1958, Mỹ đã lên kế hoạch cho nổ mặt trăng bằng bom hạt nhân. Đây là một dự án bí mật nằm trong thời kỳ chiến tranh lạnh cao điểm được gọi là “Nghiên cứu các chuyến bay nghiên cứu mặt trăng” hoặc “Dự án A119”. Nó có ý nghĩa như một sự phô trương sức mạnh vào thời điểm Mỹ đang bị tụt hậu trong cuộc chạy đua không gian. Tuy nhiên, dự án sau đó bị các sĩ quan quân đội huỷ bỏ do lo ngại nó sẽ gây nguy hiểm cho con người trên Trái đất nếu thất bại.

Có nước trên mặt trăng

Nước trên mặt trăng đóng băng và ẩn nấp trong các miệng núi lửa bị che khuất vĩnh viễn. Nước trên mặt trăng có thể là do gió mặt trời thổi vào hoặc do sao chổi lắng xuống. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu và không ai chắc chắn liệu có đủ băng nước ở đó để phát triển một thuộc địa của con người hay không.

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm

Trong Hệ mặt trời của chúng ta, mặt trăng là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm. Đường kính của mặt trăng là 3.475km, nhỏ hơn nhiều so với các mặt trăng chính của sao Mộc và sao Thổ.

Mới chỉ có 12 người từng đặt chân lên mặt trăng

Trong lịch sử nhân loại, chỉ có 12 người đã từng bước đi trên mặt trăng. Người đầu tiên là Neil Armstrong vào năm 1969 trong sứ mệnh Apollo 11. Người cuối cùng là Gene Cernan vào năm 1972 trong sứ mệnh Apollo 17. Cả 12 người đều đến từ Hoa Kỳ. Từ năm 1972 đến nay, con người chưa đừng trở lại mặt trăng.

Tác giả: Trần Thu Thủy