Vì sao nấu chè nên cho thêm muối?
Việc nên thêm muối vào các món chè ngọt có thể được giải thích dựa trên góc độ khoa học. Lưỡi của con người có rất nhiều hạt nhỏ lấm được gọi là các nụ vị giác. Những nụ vị giác này có nhiệm vụ giúp chúng ta cảm nhận được các vị như chua, cay, mặn, đắng, ngọt. Trong khi đó, khứu giác giúp chúng ta cảm nhận được hương vị đặc trưng của những thú xung quanh.
Trong cuốn sách "Mặn béo chua nóng", tác giả và cũng là đầu bếp người Mỹ nổi tiếng Alice Waters cho rằng muối là loại gia vị đặc biệt. Nó có thể ảnh hưởng, giúp tăng cả phần hương và phần vị của các món ăn. Đây cũng chính là lý do khi nấu các món ngọt, người ta thường thêm một chút muối. Muối sẽ giúp giảm vị đắng trong kem cà phê, chocolate, đường thắng…
Đối với món chè, khi thêm chút muối, các nụ vị giác sẽ hoạt động mạnh hơn và cảm nhận được vị ngọt đậm đà hơn. Sự tương phản giữa mặn và ngọt sẽ giúp món chè ngon hơn, hấp dẫn hơn. Thậm chí, nó còn mang chiều sâu về mặt hương vị cho món ăn. Nói một cách đơn giản, việc thêm muối này cũng tương tự như khi bạn chấm hoa quả ngọt vào muối. Mặc dù trái cây ngọt có thể ăn không cũng ngon nhưng khi thêm muối, bạn sẽ thấy trái cây có vị đậm đã hơn nhiều.
Thêm muối vào các loại chè ngọt cũng có một công dụng đặc biệt khác. Muối sẽ hỗ trợ việc làm yếu các phân tử pectin trong các loại ngũ cốc (thành phần chính của các loại chè). Nhờ đó, các loại hạt ngũ cốc này sẽ nhanh mềm hơn mà vẫn giữ được hình dáng nguyên vẹn, đẹp mắt, giúp tiết kiệm thời gian nấu.
Một số lưu ý khác khi nấu chè
Khi nấu chè bằng các loại đỗ, bạn nên ngâm đỗ trước khi nấu khoảng 8 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Quá trình ngâm đỗ sẽ giúp hạt đỗ ngậm đủ nước, khi nấu sẽ nhanh mềm và có độ bở, bùi hấp dẫn hơn.
Để món chè được thơm ngon, bạn nên nấu với lửa nhỏ để hạt đỗ chín từ từ, mềm, bở. Không nên nấu lửa quá lớn khiến nước nhanh cạn mà hạt đỗ vẫn chưa chín mềm, làm nồi chè dễ bị cháy khét.
Khi nấu chè, bạn không nên cho đường ngay từ đầu. Đường sẽ làm hạt đỗ lâu mềm và cũng khiến nồi chè dễ bị cháy hơn. Nên nấu cho hạt đỗ chín mềm rồi mới thêm đường và nấu tiếp vài phút cho đỗ ngấm đường. Một số người sẽ vớt đỗ đã nấu chín ra ngoài, đem xào với đường cho ngấm rồi mới đổ trở lại vào nồi nước.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Phần mỡ màu vàng ở bụng gà có ăn được không? Tưởng dễ nhưng ít người biết
-
Đâu là phần sườn ngon nhất của con lợn?
-
Hoà kem đánh răng vào bia có lợi ích đặc biệt, giải quyết vấn đề nhiều nhà gặp phải
-
Tại sao người ta kỵ trồng cây hoa giấy trong nhà?
-
Tại sao khách sạn không bao giờ có gối ôm nhưng lại có 2 chiếc gối vuông?