Trong thời kỳ cổ đại phong kiến, người ta đặc biệt chú trọng đến nghi lễ và hệ thống lễ giáo. Khi hoàng đế thảo luận các vấn đề quốc gia cùng với các quan văn võ trong triều đình, có quy tắc rằng các quan phải để giày ngoài cửa trước khi vào nội các. Vi phạm quy định này có thể dẫn đến án tử hình. Được biết, phong tục này có nguồn gốc từ lâu đời ở Trung Quốc.
Không chỉ vì lý do sạch sẽ, mà còn vì quan niệm rằng mang giày vào nhà người khác có thể làm bẩn tổ ấm của họ. Theo thời gian, hành động cởi giày khi vào nhà trở thành một nghi lễ biểu hiện sự tôn trọng đối với chủ nhà.
Theo Đằng Tấn, "Lễ ký: Khúc lễ" có chép rằng "Thị tọa ư trường giả, lũ bất thượng ư đường" có nghĩa là khi ngồi cùng với người lớn tuổi hoặc bậc trưởng lão, người ta phải cởi giày và để chúng ngoài hành lang, không đem vào trong. Điều này phản ánh sự trọng thị của người xưa đối với nghi lễ, đặc biệt là việc cởi giày khi đến nhà người khác hoặc khi tiếp xúc với người cao tuổi. Các quy tắc này đều xuất phát từ những thói quen hằng ngày mà người xưa tổng kết lại.
Báo Chinatimes cho biết, trong xã hội phong kiến cổ Trung Quốc, dù là hoàng đế hay người nghèo đều phải tuân thủ việc cởi giày trước khi bước vào nhà. Lý do là do ngôi nhà thời bấy giờ chưa được trang bị đầy đủ nội thất như bàn, ghế như ngày nay, mà chỉ có chiếu tre (tịch) và tấm chăn (diên) để ngồi xuống đất, nên chỗ ngồi được gọi là "diên".
Trong "Lễ ký", cụm từ "Ấp tân tựu diên" (mời khách ngồi xuống chiếu) cũng được nhắc đến. Ở các gia đình giàu có, họ thường trải chiếu khắp sảnh chính, và khi có khách đến, họ cần phải cởi giày trước khi bước vào không gian này để ngồi trên chiếu tre và thưởng thức tiệc rượu cùng chủ nhà.
Nếu mang giày vào nhà sẽ gây bẩn chiếu, không chỉ mất vệ sinh mà còn thiếu tôn trọng.
Theo thời gian, việc cởi giày trước khi vào nhà đã không chỉ giữ vệ sinh mà còn trở thành một nghi lễ, một cách thể hiện sự kính trọng với gia chủ. Tuy các quy tắc này không quá nghiêm ngặt với người thường, nhưng đối với hoàng đế lại rất quan trọng.
Ngày xưa, khi các quan lại vào cung để bàn chuyện quốc sự, họ phải cởi giày. Đặc biệt trong thời kỳ Tiên Tần, việc cởi bỏ cả tất cũng trở nên bắt buộc để tránh sự không hài lòng của hoàng đế.
Trích từ "Tả truyền" là câu chuyện về Vệ Xuất Công, người đã chạy trốn đến nước Tống và xây dựng lên một cung điện hoành tráng. Tại đây, ông thường tổ chức các bữa tiệc rượu, giao lưu với các quan lại. Một hôm, có một đại thần họ Chu đến tham dự tiệc, nhưng lại giữ nguyên đôi tất của mình. Nhìn thấy điều đó, Vệ Xuất Công tức giận dữ dội. Đại thần Chu vội vàng biện minh rằng mình mang tất để che đi vết loét trên chân, lo ngại rằng việc lộ ra sẽ làm người khác cảm thấy khó chịu. Dù vậy, Vệ Xuất Công không hề lắng nghe và vẫn giữ thái độ phẫn nộ, thậm chí đe dọa sẽ cắt chân của vị quan này.
Câu chuyện trên minh họa rõ việc cởi giày được xem trọng đến mức nào trong văn hóa xưa. Trong truyền thống Trung Quốc cổ đại, còn có thành ngữ "kiếm lí thượng điện", nghĩa là được hoàng đế cho phép đeo kiếm và đi giày vào cung điện, đây là một vinh dự lớn mà không phải ai cũng có được. Tuy nhiên, quy tắc "thoát hài tức lễ mạo" - cởi giày để tỏ lòng kính trọng, không luôn được áp dụng trong mọi hoàn cảnh. Cụ thể, "Lễ ký" nêu rõ rằng trong các buổi lễ tang hay nghi lễ tế lễ, mọi người đều phải đi giày. Trong những dịp này, việc để lộ ngón chân sẽ bị coi là thiếu lễ độ và không tôn trọng người đã khuất hoặc các vị thần.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Sau khi được Hoàng thượng thị tẩm, phi tần cần được thái giám dìu về cung, vì sao vậy?
-
Mỹ nhân được sủng ái dù 1 đời chồng, dùng mưu cao đưa con lên ngôi hoàng đế trứ danh
-
Từ ca kỹ thành hoàng hậu như cổ tích: Sau thất sủng chết oan khuất bên vệ đường
-
8 trí tuệ tuyệt vời trong giáo dục con cái và tu dưỡng bản thân của Hoàng đế Khang Hy
-
Hoàng hậu xinh đẹp tuyệt trần nhưng hoàng đế không sủng hạnh, làm Thái hậu khi chỉ 20 tuổi